Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kiểm toán căn bản - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kiểm toán căn bản - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 983 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kiểm toán căn bản - Phần 1. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kế toán kiểm toán. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

123 Lần thi

Câu 1: Kiểm toán hoạt động thường được tiến hành bởi kiểm toán viên nội bộ, hay kiểm toán viên của nhà nước và đôi khi bởi kiểm toán viên độc lập. Mục đích chính của kiểm toán hoạt động là:

A. Cung cấp sự đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động đúng như thiết kế

B. Nhằm giúp đỡ kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán báo cáo tài chính

C. Nhằm cung cấp kết quả kiểm tra nội bộ về các vấn đề kế toán và tài chính cho các nhà quản lý cấp cao của công ty

D. Cung cấp sự đánh giá về hoạt động của một tổ chức trong việc đáp ứng mục tiêu của tổ chức đó

Câu 2: Câu nào sau đây mô tả đúng nhất về trách nhiệm của nhà quản lý và trách nhiệm kiểm toán viên độc lập đối với báo cáo tài chính đã kiểm toán:

A. Nhà quản lý chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, kiểm toán viên có trách nhiệm thiết kế và vận hành có hệ thống kiểm soát nội bộ.

B. Nhà quản lý chịu trách nhiệm về việc thiết lập hệ thống sổ sách kế toán, còn kiểm toán viên chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính.

C. Lập báo cáo tài chính thuộc về trách nhiệm của nhà quản lý, riêng kiểm toán viên chịu trách nhiệm về ý kiến đối với báo cáo tài chính được kiểm toán.

D. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm đối với những nội dung đã được kiểm toán trên báo cáo tài chính, trong khi nhà quản lý chịu trách nhiệm về những phần không được kiểm toán.

Câu 3: Tình huống nào sau đây chứng tỏ kiểm toán viên đã thận trọng đúng mức trong việc kiểm tra phát hiện sai lệch trọng yếu đối với hàng tồn kho:

A. Kiểm toán viên dựa vào giấy chứng nhận về đánh giá hàng tồn kho do một chuyên gia độc lập cung cấp và chấp nhận kết quả này mà không thẩm tra thêm.

B. Kiểm toán viên có kinh nghiệm thiết kế chương trình kiểm toán hàng tồn kho, còn việc thực hiện chương trình này được giao cho một kiểm toán viên ít kinh nghiệm và không cần kiểm tra lại.

C. Chủ tịch hội đồng quản trị của đơn vị đảm bảo rằng hàng tồn kho cuối kỳ đã được đánh giá đúng, nhưng kiểm toán viên phải điều tra thêm về sự khác biệt giữa số liệu ước tính của mình và số liệu sổ sách của đơn vị.

D. Tương tự như các năm trước, kiểm toán viên độc lập đã dựa vào những phát hiện của kiểm toan vên nội bộ nhiều hơn là tự kiểm tra độc lập.

Câu 4: Để nhấn mạnh tín độc lập của kiểm toán viên đối với ban giám đốc, nhiều công ty thường:

A. Tuyển lựa một số nhân viên viên từ các công ty độc lập để làm thành viên ban kiểm soát của công ty chịu trách nhiệm về kiểm toán.

B. Thiết lập một số chính sách để cản trở sự xúc tiến giữa các nhân viên của công ty với kiểm toán viên độc lập.

C. Giao cho ban kiểm soát của công ty nhiệm vụ đề cử kiểm toán viên độc lập cho công ty.

D. Yêu cầu kiểm toán viên không được không tiếp xúc với ban kiểm soát của công ty.

Câu 5: Một kiểm toán viên cần tỏ ra độc lập để:

A. Duy trì sự tin cậy của công chúng.

B. Trở nên thật sự độc lập.

C. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán.

D. Duy trì một thái độ không thiên vị.

Câu 6: Câu nào dưới đây không phải là bộ phận hợp thành của hệ thống kiểm soát nội bộ:

A. Rủi ro kiểm toán.

B. Hoạt động kiểm soát.

C. Thông tin và truyền thông.

D. Môi trường kiểm soát.

Câu 7: Chính sách phát triển và huấn luyện đội ngủ nhân viên liên quan đến bộ phận nào sau đây của hệ thống kiểm soát nội bộ:

A. Hoạt động kiểm soát.

B. Môi trường kiểm soát.

C. Thông tin truyền thông.

D. Hệ thống kiểm soát chất lượng.

Câu 8: Khi nghiên cứu và đánh giá hệ thống nội bộ, kiểm toán viên không bắt buộc phải:

A. Điều tra mọi khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ.

B. Tìm hiểu môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán.

C. Xác định liệu các thủ tục kiểm soát được thiết kế có thực hiện trên thực tế.

D. Thực hiện các thủ tục kiểm toán để xem hệ thống kế toán có hoạt động hửu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét không?

Câu 9: Lưu đồ vào hệ thống kế toán của một đơn vị là sự mô tả về:

A. Chương trình thử nghiệm kiểm soát của kiểm toán viên.

B. Hiểu biết của kiểm toán viên đối với hệ thống kế toán của đơn vị.

C. Sự hiểu biết về sự gian lận có thể xảy ra trong hệ thống kế toán.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 11: Trong giai đoạn tiền kế hoạch, việc phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm là một thủ tục rất cần thiết nhằm:

A. Xem xét liệu có nên sử dụng kết quả công việc của kiểm toán viên tiền nhiệm hay không?

B. Xác định khách hàng có thường xuyên thay đổi kiểm toán viên hay không?

C. Thu thập ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

D. Đánh giá về khả năng nhận lời mời của kiểm toán.

Câu 12: Điểm khác biệt giữa rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát với rủi ro phát hiện là:

A. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát phát sinh do đơn vị được kiểm toán áp dụng sai các chính sách kinh doanh, rủi ro phát hiện là do kiểm toán viên áp dụng sai thủ tục kiểm toán.

B. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có thể định lượng được, rủi ro phát hiện không định lượng được

C. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mang tính khách quan, còn rủi ro phát hiện chịu ảnh hương của kiểm toán viên

D. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có thể thay đổi theo ý muốn của kiểm toán viên, trong khi rủi ro phát hiện thì không.

Câu 13: Khảo sát chi tiết các số dư tiền vay không bao gồm nội dung nào:

A. Gửi thư xin xác nhận của chủ nợ.

B. Yêu cầu khách hàng cung cấp bảng kê chi tiết các khoản vay lãi vay...

C. Trực tiếp đi xác minh, đối chiếu từng chủ nợ, từng khoản nợ.

D. Các khảo sát khác: Phân tích tính hợp lí của chi phí lãi vay, dư nợ vay, kiểm tra việc khai thác và trì

Câu 14: Việc khảo sát chi tiết về số dư các khoản tiền vay không nhằm đạt mục tiêu nào:

A. Các khoản tiền vay, lãi vay phải trả được tính toán, đánh giá đúng đắn.

B. Các khoản tiền vay đều có vật tư đảm bảo và có khả năng hoàn trả.

C. Các khoản tiền vay hiện có đều được phản ánh đầy đủ.

D. Các khoản tiền vay lãi vay, đều được trình bầy, khai báo đúng đắn.

Câu 15: Khảo sát đối với kiểm soát nội bộ nguồn vốn chủ sở hữu không bao gồm yếu tố nào:

A. Việc thực hiện kiểm tra định kì của kế toán trưởng đối với số dư các nguồn vốn CSH

B. Việc thực hiện sự xét duyệt (phê chuẩn) đối cới việc ghi chép các nghiệp vụ có liên quan đến nguồn vốn CSH.

C. Sự tuân thủ các yêu cầu về pháp lí, những qui định, nguyên tắc hình thành và sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.

D. Sự tuân thủ các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán...

Câu 16: Khảo sát cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu không bao gồm nội dung nào:

A. Kiểm tra các chứng từ gốc các nghiệp vụ biến động của nguồn vốn CSH

B. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư các TK phản ánh nguồn vốn CSH và kiểm tra việc trình bày khai báo nguồn vốn CSH

C. Tính toán lập số dư các TK phản ánh nguồn vốn CSH

D. Phân tích các tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu CSH

Câu 17: Khảo sát chi tiết nguồn vốn kinh doanh không bao gồm nội dung nào:

A. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn kinh doanh.

B. Xem xét, phân tích mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn với tổng tài sản.

C. Xem xét, phân tích mức độ đảm bảo của nguồn vốn kinh doanh cho nhu cầu về vốn, việc bảo toàn nguồn vốn kinh doanh.

D. Xem xét, phân tích cơ cấu của nguồn vốn.

Câu 18: Khảo sát chi tiết chênh lệch tỉ giá không bao gồm nội dung nào:

A. Kiểm tra nghiệp vụ xử lí chênh lệch tỉ giá có đúng chế độ và việc hạch toán có hợp lí không.

B. Phân tích ảnh hưởng của chênh lệch tỉ giá đến vốn, nguồn vốn của đơn vị.

C. Kiểm tra phương pháp hạch toán chênh lệch tỉ giá mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với chế độ và có nhất quán không?

D. Chọn mẫu một số nghiệp vụ chênh lệch tỉ giá phát sinh để kiểm tra tính chính xác của việc tính toán của đơn vị.

Câu 19: Kiểm toán vốn bằng tiền không nhằm mục đích nào:

A. Xác định tổng số vốn bằng tiền của đơn vị;

B. Đảm bảo tính trung thực, hợp lí của các khoản mục vốn bằng tiền trên các Báo cáo tài chính.

C. Tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền...

D. A và B

Câu 20: Nội dung và thể thức khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt không bao gồm nội dung nào:

A. Khảo sát, xem xét các qui định về phân công và trách nhiệm của cá nhân có liên quan, phân công trách nhiệm trong việc soát xét các thủ tục chứng từ, việc ghi sổ kế toán;

B. Khảo sát nhu cầu tiền mặt và khả năng đáp ứng...

C. Khảo sát việc tổ chức bảo quản tiền mặt, bảo hiểm tiền mặt...

D. Khảo sát qui trình duyệt chi tiền mặt việc chấp hành qui định kiểm tra đối chiếu, nộp quĩ, tồn quĩ tiền mặt.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kiểm toán căn bản có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kiểm toán căn bản có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 123 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Sinh viên