Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 13

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 13

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 114 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 13. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh phải tăng cường:

A. Sự lãnh đạo của Nhà nước, quản lý của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ.

B. Sự giám sát của quần chúng nhân dân và điều hành của cơ quan chuyên môn.

C. Sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.

D. Sự điều hành quản lý của Nhà nước, giám sát của nhân dân.

Câu 2: Đối tượng bồi dưỡng kiến thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cần tập trung vào: 

A. Học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

B. Đội ngũ cán bộ các cấp từ xã, phường.

C. Đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở.

D. Đội ngũ cán bộ của các bộ, các ngành từ trung ương đến cơ sở.

Câu 3: Vì sao nước ta thường bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, đe dọa, tiến công xâm lược:

A. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và biển Đông.

B. Việt Nam có dân số ít và có rất nhiều tài nguyên khoáng sản. 

C. Việt Nam có rừng vàng, biển bạc.

D. Việt Nam là một thị trường tiềm năng.

Câu 4: Thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm được tính từ:

A. Năm 179 trước Công nguyên đến năm 983.

B. Năm 184 trước Công nguyên đến năm 938.

C. Năm 197 trước Công nguyên đến năm 893.

D. Năm 179 trước Công nguyên đến năm 938.

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm:

A. Năm 40 trước Công nguyên.

B. Năm 140 sau Công nguyên.

C. Năm 248 sau Công nguyên.

D. Năm 40 sau Công nguyên.

Câu 6: Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai:

A. Năm 981 – 983.

B. Năm 1070 – 1075.

C. Năm 1075 – 1077.

D. Năm 1076 – 1077.

Câu 7:  Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta của nhà Trần vào các năm:

A. 1258, 1285 và 1287 đến 1289. 

B. 1258, 1284 và 1287 đến 1288.

C. 1258, 1286 và 1287 đến 1288.

D. 1258, 1285 và 1287 đến 1288. 

Câu 8: Nguyên nhân làm cho cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại:

A. Nhà Hồ tích cực chủ động tiến công quá mức. 

B. Nhà Hồ đã tích cực tiến công nhưng quân Minh quá mạnh.

C. Nhà Hồ đã quá thiên về phòng thủ, dẫn đến sai lầm trong chỉ đạo chiến lược.

D. Nhà Hồ đã không đề phòng, phòng thủ, không phản công.

Câu 9: Tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong tiến hành chiến tranh của ông cha ta là:

A. Tích cực chủ động phòng thủ.

B. Tích cực chủ động tiến công.

C. Kết hợp giữa tiến công và phòng ngự.

D. Kết hợp giữa phòng ngự và tiến công.

Câu 10: Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là:

A. Chuẩn bị chu đáo, chặn đánh địch từ khi mới xâm lược.

B. Chuẩn bị thế trận phòng thủ, chống địch làm địch bị động.

C. Chuẩn bị đầy đủ vũ khí trang bị để giành thế chủ động đánh địch.

D. Chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. 

Câu 11: Một trong những nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là:

A. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

B. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

C. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

D. Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu chống mạnh.

Câu 12: Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh là sản phẩm của:

A. Lấy kế thắng lực.

B. Lấy thế thắng lực.

C. Lấy mưu thắng lực. 

D. Lấy ý chí thắng lực.

Câu 13: Quy luật của chiến tranh là:

A. Đông quân thì thắng, ít quân thì thua.

B. Vũ khí hiện đại thì thắng, thô sơ thì thua.

C. Mạnh được yếu thua.

D. Cả A và B.

Câu 14: Trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận thì chính trị đƣợc xác định là:

A. Mặt trận quan trọng nhất, chủ yếu nhất.

B. Mặt trận quyết định thắng lợi của chiến tranh.

C. Cở sở để tạo ra sức mạnh về quân sự. 

D. Cơ sở chủ yếu để cô lập kẻ thù. 

Câu 15: Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo:

A. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

B. Từ nghệ thuật quân sự của các nước.

C. Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh giai cấp.

D. Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh dân tộc.

Câu 16: Trong nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, nghệ thuật nào là quan trọng nhất:

A. Nghệ thuật chiến thuật.

B. Nghệ thuật chiến dịch.

C. Nghệ thuật chiến lược.

D. Nghệ thuật xác định cách đánh. 

Câu 17: Trong nghệ thuật chiến lược quân sự của Đảng, nội dung nào là quan trọng:

A. Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến.

B. Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tác. 

C. Xác định đúng đối tượng, đúng đối tác.

D. Xác định đúng lực lượng và đối tác của ta. 

Câu 18: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta xác định đối tượng tác chiến của quân và dân ta là:

A. Quân đội Anh, quân đội Tưởng.

B. Quân đội Nhật, quân đội Pháp.

C. Quân đội Nhật, quân đội Tưởng.

D. Quân đội Pháp xâm lược

Câu 19: Khi Mỹ xâm lược Việt Nam, Đảng ta nhận định:

A. Mỹ rất giàu và rất mạnh.

B. Mỹ giàu nhưng không mạnh.

C. Mỹ không giàu nhưng rất mạnh.

D. Mỹ tuy giàu nhưng rất yếu

Câu 20: Về chiến lƣợc quân sự, chúng ta xác định thời điểm mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là khi chúng ta: 

A. Có đủ lực lượng và vũ khí.

B. Được quốc tế ủng hộ và giúp đỡ.

C. Đã xây dựng được thế trận vững mạnh, lực lượng đầy đủ.

D. Đã đáp ứng được mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử.

Câu 21: Trong phương châm tiến hành chiến tranh được Đảng ta chỉ đạo:

A. Tự lực cánh sinh và dựa vào các nước để đánh lâu dài.

B. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

C. Tự lực cánh sinh, đánh nhanh, thắng nhanh, dựa vào sức mình là chính.

D. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh thời đại. 

Câu 22: Một số loại hình chiến dịch trong nghệ thuật quân sự Việt Nam là:

A. Chiến dịch phục kích, tập kích, đổ bộ đường không tổng hợp. 

B. Chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không, tiến công tổng hợp.

C. Chiến dịch tiến công, tập kích đường không chiến lược.

D. Chiến dịch tiến công đường chiến lược bằng vũ khí công nghệ cao.

Câu 23: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã thay đổi phương châm tác chiến đó là:

A. Đánh lâu dài sang đánh nhanh, thắng nhanh.

B. Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.

C. Đánh lâu dài sang đánh chắc, tiến chắc.

D. Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc. 

Câu 24: Chiến dịch nào sau đây là chiến dịch phản công:

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

C. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. 

Câu 25: Các hình thức chiến thuật thường vận dụng trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ:

A. Phản công, phòng ngự, tập kích.

B. Tập kích, phục kích, vận động tiến công.

C. Phục kích, đánh úp, đánh công kiên.

D. Phòng ngự, phục kích, phản kích.

Câu 26: Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng hiện nay:

A. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công và phòng ngự.

B. Quán triệt tư tưởng tích cực phòng ngự và chủ động phản công.

C. Quán triệt tư tưởng tích cực phòng ngự.

D. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.

Câu 27: Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là:

A. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng giáo dục truyền thống.

B. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng xây dựng phát triển kinh tế.

C. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng mưu kế, thế, thời, lực.

D. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Câu 28: Chiến dịch nào sau đây là chiến dịch tiến công:

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

C. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

D. Chiến dịch phòng không Hà Nội năm 1972. 

Câu 29: Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong khoảng thời gian nào:

A. 1418 – 1420.

B. 1417 – 1428.

C. 1418 – 1427.

D. 1416 – 1428.

Câu 30: Diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản nhằm:

A. Lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

B. Lật đổ chế độ kinh tế - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

C. Lật đổ chế độ chính trị cộng sản của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

D. Lật đổ Đảng lãnh đạo các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN. 

Câu 31: Chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” do lực lượng nào tiến hành:

A. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng khủng bố. 

B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

C. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử cơ hội.

D. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử quá khích.

Câu 32: Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng:

A. Bạo lực.

B. Kinh tế. 

C. Chính trị.

D. Quân sự.

Câu 33: Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức nào: 

A. Bạo loạn chính trị và bạo loạn vũ trang.

B. Bạo loạn vũ trang kết hợp với gây rối. 

C. Kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang.

D. Cả A và C đúng. 

Câu 34: Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các lực lƣợng thù địch trong sử dụng chiến lược diễn biến hòa bình đối với cách mạng Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu:

A. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.

C.  Xóa bỏ các tổ chức chính trị và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng.

D. Cả A và B đúng.

Câu 35: Nội dung thủ đoạn chống phá về kinh tế của chiến lược diễn biến hòa bình:

A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

B. Khích lệ kinh tế đầu tư nước ngoài, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

C. Khích lệ kinh tế đầu tư trong nước phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

D. Khích lệ kinh tế tập thể phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Câu 36: Nội dung thủ đoạn chống phá về chính trị của chiến lược diễn biến hòa bình:

A. Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân của các tổ chức chính trị.

B. Chia rẽ nội bộ, kích động gây rối loạn các tổ chức trong xã hội.

C. Kích động đòi cô lập Đảng, Nhà nước với quân đội nhân dân.

D. Kích động đòi thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Câu 37: Mục đích của thủ đoạn chống phá về tư tưởng trong chiến lược diễn biến hòa bình:

A. Xóa bỏ hệ tư tưởng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

B. Xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. Xóa bỏ vai trò quản lý điều hành của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

D. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của các tổ chức chính trị xã hội.

Câu 38: Thực hiện thủ đoạn chống phá ta về văn hóa, kẻ thù tập trung:

A. Phá vỡ truyền thống, kinh nghiệm của văn hóa Việt Nam.

B. Xuyên tạc, bôi nhọ truyền thống văn hóa quý báu của chúng ta.

C. Phủ nhận các quan điềm, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước.

D. Làm phai mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Câu 39: Nội dung kẻ thù lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc là:

A. Lợi dụng các mâu thuẫn nội bộ trong đồng bào dân tộc để kích động bạo loạn.

B. Lợi dụng những khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc ít người và những tồn tại do lịch sử để lại.

C. Lợi dụng các mâu thuẫn giữa các dân tộc do nhiều nguyên nhân gây ra.

D. Lợi dụng các hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc để kích động.

Câu 40: Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để:

A. Truyền bá mê tin dị đoan và tư tưởng phản động chủ nghĩa xã hội.

B. Truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc.

C. Truyền bá mê tín dị đoan, tập hợp lực lượng để chống phá cách mạng.

D. Truyền bá mê tín và tổ chức lực lượng tiến hành khủng bố.

Câu 41: Thực hiện thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh nhằm:

A. Mua chuộc cán bộ cao cấp của quân đội và sĩ quan trong lực lượng vũ trang.

B. Phủ nhận vai trò quốc phòng an ninh trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

C. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng an ninh và đối với LLVT.

D. Chia rẽ gây mất đoàn kết quân đội, công an, dân quân tự vệ và bộ đội biên phòng.

Câu 42: Thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực đối ngoại trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chia rẽ:

A. Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ.

B. Việt Nam với Lào và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Việt Nam với Campuchia và các nước tiến bộ.

D. Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước XHCN.

Câu 43: Trong quá trình bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để:

A. Mở rộng lực lượng trong và ngoài nước liên hiệp bằng quân sự.

B. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, kêu gọi tài trợ của nước ngoài.

C. Mở rộng phạm vi, quy mô lực lượng, đập phá trụ sở, uy hiếp chính quyền địa phương.

D. Mở rộng phạm vi, quy mô lực lượng, đập phá trụ sở, lật đổ chính quyền địa phương. 

Câu 44: Nguyên tắc xử lý khi có bạo loạn diễn ra là:

A. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.

B. Nhanh gọn, kiên quyết, triệt để, đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.

C. Nhanh gọn, linh hoạt, khôn khéo, đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.

D. Nhanh gọn, linh hoạt, mềm dẻo, đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.

Câu 45: Mục tiêu phòng chống chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” là:

A. Giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước, tạo môi trường hòa bình để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.

D. Tất cả đều đúng.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên