Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Xây dựng có đáp án - Phần 11. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng.
B. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt.
C. Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận.
D. Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng.
Câu 2: Một trong những đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là?
A. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
B. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm.
C. Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
D. Cơ quan, người có thẩm quyền.
Câu 3: Nội dung nào không thuộc nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở?
A. Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay.
B. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo tiến độ thi công công trình.
C. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành kịp thời, công minh, triệt để và đúng trình tự thủ tục.
D. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định.
Câu 4: Theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, đối với dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm nhiều công trình, mà chủ đầu tư có hành vi vi phạm hành chính giống nhau đối với nhiều công trình thì hành vi vi phạm hành chính được xác định là:
A. Một hành vi vi phạm hành chính.
B. Cứ mỗi công trình vi phạm được xác định là 01 hành vi vi phạm.
C. Cứ mỗi công trình chính vi phạm được xác định là 01 hành vi vi phạm.
D. Cứ mỗi hạng mục công trình vi phạm được xác định là 01 hành vi vi phạm
Câu 5: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là:
A. 1 tỷ đồng.
B. 500 triệu đồng.
C. 300 triệu đồng.
D. 100 triệu đồng.
Câu 6: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là:
A. 1 tỷ đồng
B. 500 triệu đồng.
C. 300 triệu đồng.
D. 100 triệu đồng
Câu 7: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là:
A. 1 tỷ đồng.
B. 500 triệu đồng.
C. 300 triệu đồng.
D. 100 triệu đồng.
Câu 8: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý phát triển nhà và công sở quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là:
A. 1 tỷ đồng.
B. 500 triệu đồng.
C. 300 triệu đồng.
D. 100 triệu đồng.
Câu 9: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là:
A. 6 tháng.
B. 01 năm.
C. 02 năm.
D. 03 năm
Câu 10: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là:
A. 6 tháng.
B. 01 năm.
C. 02 năm.
D. 03 năm.
Câu 11: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là:
A. 6 tháng.
B. 01 năm.
C. 02 năm.
D. 03 năm.
Câu 12: Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là:
A. Ngày khởi công xây dựng công trình.
B. Ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng.
C. Ngày thực hiện hành vi vi phạm.
D. Ngày có quyết định quyết toán công trình.
Câu 13: Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 121/2013/ND-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở được tính lại theo quy định như thế nào cho đúng?
A. Tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
B. Tính tại kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
C. Tính từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
D. Cả hai phương án B và C.
Câu 14: Người nào sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở?
A. Thanh tra viên xây dựng.
B. Giám đốc Sở Xây dựng.
C. Công chức thuộc Sở Xây dựng.
D. Trưởng phòng Quản lý đô thị.
Câu 15: Người nào sau đây không có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 121/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở?
A. Thanh tra viên xây dựng.
B. Giám đốc Sở Xây dựng.
C. Chủ tịch UBND huyện.
D. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng.
Câu 16: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đối với cá nhân là:
A. 20 triệu đồng.
B. 30 triệu đồng.
C. 50 triệu đồng.
D. 100 triệu đồng.
Câu 17: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thẩm quyền xử phạt tối đa của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với tổ chức là:
A. 100 triệu đồng.
B. 200 triệu đồng.
C. 500 triệu đồng.
D. 1 tỷ đồng
Câu 18: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thẩm quyền xử phạt tối đa của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với tổ chức là:
A. 50 triệu đồng.
B. 80 triệu đồng.
C. 100 triệu đồng.
D. 200 triệu đồng.
Câu 19: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thẩm quyền xử phạt tối đa của Trưởng phòng Quản lý đô thị đối với tổ chức là:
A. 50 triệu đồng.
B. 80 triệu đồng.
C. 100 triệu đồng.
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 20: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thẩm quyền xử phạt tối đa của Chủ tịch UBND cấp xã đối với tổ chức là:
A. 5 triệu đồng.
B. 10 triệu đồng.
C. 15 triệu đồng.
D. Không quy định.
Câu 21: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thẩm quyền xử phạt tối đa của Thanh tra viên xây dựng đối với tổ chức là:
A. 5 trăm nghìn đồng.
B. 1 triệu đồng.
C. 1,5 triệu đồng.
D. 2 triệu đồng.
Câu 22: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Người nào sau đây có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn?
A. Giám đốc Sở Xây dựng.
B. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng.
C. Chủ tịch UBND cấp xã.
D. Thanh tra viên xây dựng.
Câu 23: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, khi xây dựng công trình theo quy định phải có Giấy phép xây dựng mà không có giấy phép xây dựng, thì tổ chức, cá nhân nào sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính?
A. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công.
B. Nhà thầu thiết kế.
C. UBND cấp xã nơi có công trình xây dựng.
D. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Câu 24: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, khi tổ chức nghiệm thu công trình không đúng khối lượng thực tế thi công, tổ chức, cá nhân nào sau đây bị xử phạt?
A. Đơn vị tư vấn Quản lý dự án.
B. Nhà thầu thiết kế.
C. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
D. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát thi công.
Câu 25: Theo Nghị định 121/2013/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, hành vi không treo biển báo tại công trường thi công hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định thì tổ chức, cá nhân nào sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng:
A. Chủ đầu tư.
B. Nhà thầu thi công.
C. Nhà thầu giám sát thi công.
D. Tư vấn quản lý dự án.
Câu 27: Theo quy định của Nghị định 32/2015/NĐ/CP về Quản lý chi phí Đầu tư xây dựng, Chi phí nào sau đây không thuộc Dự toán xây dựng công trình:
A. Chi phí xây dựng.
B. Chi phí dự phòng.
C. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
D. Chi phí thiết bị.
Câu 28: Trong một dự án (được phê duyệt và bắt đầu thực hiện khi Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí Đầu tư xây dựng đã có hiệu lực) có hạng mục lắp đặt Trạm biến áp 400KVA. Hỏi chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và chạy thử Trạm biến áp (nếu có) này thuộc hạng mục chi phí nào sau đây:
A. Chi phí xây dựng.
B. Chi phí dự phòng.
C. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
D. Chi phí thiết bị.
Câu 29: Phương pháp nào sau đây không phải là một trong các phương pháp xác định Tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định 32/2015/NĐ/CP về Quản lý chi phí Đầu tư xây dựng:
A. Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án.
B. Xác định theo khả năng đáp ứng vốn của chủ đầu tư
C. Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
D. Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện.
Câu 30: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải là đối tượng bắt buộc áp dụng 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí Đầu tư xây dựng:
A. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
B. Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
C. Dự án sử dụng vốn đầu tư tự có của tư nhân.
D. Dự án sử dụng vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Xây dựng có đáp án Xem thêm...
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận