Trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phần 2

Trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phần 2

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 552 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phần 2. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

25 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 2: Theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật trên cạn phải có điều kiện về chuồng nuôi như thế nào?

A. Được xây dựng kiên cố cho loài vật nuôi, dễ khử trùng tiêu độc

B. Bảo đảm vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

C. Có nơi chứa chất thải động, thực vật bảo đảm vệ sinh môi trường

D. Có nơi để thuốc diệt loài gặm nhấm và côn trùng gây hại

Câu 4: Theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển động vật dễ nhiễm bệnh dịch, sản phẩm động vật, thức ăn, chất thải qua vùng có dịch phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?

A. Phải được phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi đi qua vùng có dịch, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng tiêu độc ngay

B. Phải đi theo tuyến đường quốc lộ quy định và không được dừng lại

C. Phải tiêm phòng bắt buộc và khẩn cấp khi đi vào vùng có dịch

D. a và b đúng

Câu 5: Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ, thực vật rừng; động vật rừng nhóm nào là những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ?

A. Thực vật rừng nhóm IA, IIA; động vật rừng nhóm IB, IIB

B. Thực vật rừng nhóm IB, IIB; động vật rừng nhóm IA, IIA

C. Thực vật rừng nhóm IA, IB; động vật rừng nhóm IIA, IIB

D. Thực vật rừng nhóm IIA, IIB; động vật rừng nhóm IA, IB

Câu 6: Theo Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, căn cứ quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh gồm những nội dung nào sau đây?

A. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương

B. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

C. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 7: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra như thế nào?

A. Diện tích rừng tính bằng mét vuông (m2). Các loại lâm sản khác xác định giá trị bằng tiền Việt Nam, đơn vị tính là đồng

B. Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3). Khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn

C. Quy đổi gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 8: Theo quy định tại Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, vườn quốc gia là gì?

A. Là loại rừng đặc dụng có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia

B. Là loại rừng có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng

C. Là loại rừng có chức năng chung của rừng đặc dụng đồng thời có thể có một trong các chức năng chủ yếu là: bảo tồn và dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; bảo vệ cảnh quan

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 9: Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định thời gian cách ly động vật trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở chăn nuôi như thế nào?

A. Từ 05 đến 30 ngày đối với động vật trên cạn; từ 13 đến 30 ngày đối với với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu

B. Từ 15 đến 30 ngày đối với động vật trên cạn; từ 3 đến 30 ngày đối với với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu

C. Từ 15 đến 30 ngày đối với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu; từ 3 đến 30 ngày đối với với động vật trên cạn

D. Từ 15 đến 20 ngày đối với động vật trên cạn; từ 5 đến 10 ngày đối với với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu

Câu 11: Theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ, những nội dung nào sau đây là nguyên tắc khi xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản?

A. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được xử lý ngay sau khi phát hiện ít nhất là 5 ngày

B. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật

C. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có thể chỉ bị xử phạt một lần

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 12: Theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, việc xác lập các khu rừng đặc dụng là khu dự trữ thiên nhiên phải đảm bảo các tiêu chí nào sau đây?

A. Có ít nhất 01 hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế chưa hoặc ít bị biến đổi có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

B. Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 15 loài sinh vật là các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật

C. Diện tích liền vùng tối thiểu trên 15.000 ha, trong đó ít nhất 95% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên

D. Có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật

Câu 13: Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các điều kiện nào sau đây?

A. Có giấy phép kinh doanh về sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

B. Có cửa hàng, biển hiệu, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo quản

C. Cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật

D. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên

Câu 14: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì xử lý như thế nào đối với người vi phạm?

A. Thu hồi tang vật là lâm sản

B. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm

C. Buộc khắc phục hậu quả

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 15: Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, phạm vi quy hoạch rừng đặc dụng được quy đinh như thế nào?

A. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước; quy hoạch rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch khu rừng đặc dụng

B. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

C. Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan

D. Cả a, b, c đều sai

Câu 16: Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản phải có các điều kiện nào sau đây?

A. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về nuôi trồng thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

B. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải được phê duyệt

C. Cơ sở phải bảo đảm các chỉ tiêu kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản

D. Các loại thuốc thú y, sinh học, sinh vật, hoá chất bảo đảm vệ sinh môi trường

Câu 17: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như thế nào?

A. 1 tháng, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện

B. 1 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện

C. Tùy theo mức độ vi phạm để quy định thời hiệu

D. b và c đúng

Câu 19: Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, những ngành nghề sản xuất, kinh doanh thuỷ sản nào sau đây không cần giấy phép?

A. Sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thuỷ sản

B. Đóng mới, cải hoán tàu cá; sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản

C. Kinh doanh nước đá để dùng cho chế biến thực phẩm

D. Cả a và b đúng

Câu 20: Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện nào sau đây?

A. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng

B. Có giấy phép kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

C. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật

D. Cả a và c đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ đề: Trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 25 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Người đi làm