
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020 của Trường THPT Đồng Đậu
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 111 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020 của Trường THPT Đồng Đậu. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG môn Vật lý. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
05/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn
A. hướng về vị trí cân bằng
B. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
C. hướng về vị trí biên
D. cùng chiều với vectơ vận tốc của vật.
Câu 2: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật
A. luôn có giá trị dương
B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. là hàm bậc hai của thời gian.
D. luôn có giá trị không đổi.
Câu 3: Một con lắc đơn gồm sợi dây nhẹ, không dãn, chiều dài l và chất điểm có khối lượng m. Cho con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Tần số góc của con lắc được tính bằng công thức
A. \( 2\pi \sqrt {\frac{l}{m}} \)
B. \( \sqrt {\frac{l}{g}} \)
C. \( 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)
D. \( \sqrt {\frac{g}{l}} \)
Câu 5: Trong thí nghiệm về dao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 16 Hz và cùng pha. Tại điểm M cách các nguồn lần lượt là d1 = 30 cm, d2= 25,5 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực AB có hai dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 12 cm/s
B. 24 cm/s
C. 26 cm/s
D. 20 cm/s
Câu 10: Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình li độ lần lượt là x1= A1cos(10t + π/6) cm ; x2= 4cos(10t + φ) cm (x1và x2 tính bằng cm, t tính bằng s), A1 có giá trị thay đổi được. Phương trình dao động tổng hợp của vật có dạng x = Acos(ωt + π/3) cm. Độ lớn gia tốc lớn nhất của vật có thể nhận giá trị là
A. 2 m/s2
B. 8 m/s2
C. 4 m/s2
D. 8,3 m/s2
Câu 11: Dòng điện Phu-cô là
A. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi khối vật dẫn chuyển động cắt các đường sức từ.
B. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện.
C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên.
D. dòng điện chạy trong khối vật dẫn.
Câu 13: Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý được quyết định bởi đặc trưng vật lý của âm là
A. Biên độ âm
B. Mức cường độ âm
C. Tần số âm.
D. Cường độ âm
Câu 14: Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây từ C đến B với chu kì T=2 s, biên độ không đổi. Ở thời điểm to, ly độ các phần tử tại B và C tương ứng là -20 mm và +20 mm; các phần tử tại trung điểm D của BC đang ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm t, li độ các phần tử tại B và C cùng là +8 mm. Tại thời điểm t2=t1+0,4s li độ của phần tử D có li độ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 67,67 mm/s.
B. 64,36 mm/s.
C. 58,61 mm/s
D. 33,84 mm/s
Câu 15: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kỳ, biên độ giảm 3% . Sau 10 chu kì thì cơ năng của con lắc còn lại
A. 70% giá trị ban đầu.
B. 54% giá trị ban đầu.
C. 86% giá trị ban đầu
D. 45,6 % giá trị ban đầu.
Câu 17: Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng \(\lambda\) chu kì T của sóng là:
A. \( \lambda = 2\pi vT\)
B. \(\lambda = \frac{v}{T}\)
C. \(\lambda=vT\)
D. \( \lambda = \frac{v}{{2\pi T}}\)
Câu 18: Một vật dao động điều hòa có chu kỳ T. Thời gian ngắn nhất vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí gia tốc có độ lớn bằng một nửa độ lớn cực đại là:
A. \(T/8\)
B. \(T/4\)
C. \(T/6\)
D. \(T/12\)
Câu 19: Để đo gia tốc trọng trường g ở một nơi trên trên trái đất, người ta đã thả một viên bi rơi xuống một giếng sâu h = 495,21 ± 0,5 m. Thời gian rơi của viên bi đo được là t = 10,05 ± 0,01 s. Giá trị của gia tốc rơi tự do là
A. 9,81 ± 0,021 m/s2
B. 9,81 ± 0,03 m/s2
C. 10 ± 0,02 m/s2
D. 9,81 ± 0,01 m/s2
Câu 22: Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại thời điểm t thì vật xa M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là Δt vật gần M nhất. Độ lớn vận tốc của vật bằng nửa tốc độ cực đại vào thời điểm gần nhất là
A. \( t + \frac{{\Delta t}}{4}\)
B. \( t + \frac{{2\Delta t}}{3}\)
C. \( t + \frac{{\Delta t}}{3}\)
D. \( t + \frac{{\Delta t}}{6}\)
Câu 24: Cho con lắc đơn dài ℓ =100 cm, vật nặng m có khối lượng 100g, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc α0= 600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua ma sát. Chọn đáp án đúng.
A. Lực căng của dây treo có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí biên và bằng 0,5N
B. Tốc độ của vật khi qua vị trí có li độ góc α = 300xấp xỉ bằng 2,7(m/s).
C. Lực căng của dây treo khi vật qua vị trí có li độ góc α =300xấp xỉ bằng 1,598 (N).
D. Khi qua vị trí cân bằng tốc độ của vật lớn nhất là \(\sqrt{10}\) m/s
Câu 25: Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ, thuộc của động năng Wđh của một con lắc lò xo vào thời gian t. Tần số dao động của con lắc bằng:
6184ba3aa9fd5.png)
6184ba3aa9fd5.png)
A. 18,75 Hz.
B. 20 Hz.
C. 37,5 Hz
D. 10 Hz.
Câu 27: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng k = 100 N/m, vật nặng khối lượng m = 500 g. Khi vật cân bằng lò xo dãn:
A. 2,5 cm.
B. 4 cm.
C. 2 cm.
D. 5 cm.
Câu 28: Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ:
A. dao động với biên độ cực đại.
B. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.
C. không dao động.
D. dao động với biên độ cực tiểu.
Câu 30: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. sóng cơ lan truyền được trong chất khí.
B. sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
C. sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng
D. sóng cơ lan truyền được trong chân không.
Câu 32: Chiếu ánh sáng trắng (bước sóng từ 0,4 μm đến 0,76 μm) vào hai khe hẹp của thí nghiệm Y-âng. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m. Bức xạ đơn sắc nào dưới đây không cho vân sáng tại điểm cách vân trung tâm 5,4 mm?
A. 0,480 pm.
B. 0,725 pm.
C. 0,54 pm
D. 0,675 pm.
Câu 34: Có hai chất phóng xạ A và B với chu kì bán rã lần lượt là TA, TB với TB = 2TA. Khối lượng ban đầu của chúng là mA, mB. Sau khoảng thời gian bằng 2TB thì khối lượng của các chất đã bị phân rã tương ứng là
A. 0,125 mA ; 0,25 mB.
B. 0,25 mA ; 0,125 mB.
C. 0,9375 mA ; 0,75 mB.
D. 0,75 mA ; 0,875 mB.
Câu 36: Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tia anpha.
A. Hạt anpha thực chất là hạt nhân nguyên tử heli (24He).
B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha bị lệch về phía bản âm.
C. Khi đi qua từ trường, tia anpha không bị lệch hướng.
D. Tia anpha làm ion hoá môi trường.
Câu 38: Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp (hình vẽ). Biết tụ điện có dung kháng ZC, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và 3ZL = 2ZC. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN và điện áp giữa haiđầu đoạn mạch MB như hình vẽ.
6184ba3ad4aa3.png)
Điện áp hiệu dụng giữa hai điểm M và N là
6184ba3ad4aa3.png)
A. 173V.
B. 86 V.
C. 122 V.
D. 102 V.
Câu 39: Điện áp xoay chiều ổn định giữa hai đầu A và B là \( u = 100\sqrt 6 \cos (\omega t + \varphi )(V)\) (V). Khi K mở hoặc đóng, thì đồ thị cường độ dòng điện qua mạch theo thời gian tương ứng là im và iđ được biểu diễn như hình bên.
6184ba3ae8d2c.png)
6184ba3b08512.png)
Điện trở các dây nối rất nhỏ. Giá trị của R bằng:
6184ba3ae8d2c.png)
6184ba3b08512.png)
A. \(100W\)
B. \(50\sqrt2 W\)
C. \(100\sqrt2W\)
D. \(100\sqrt3W\)
Câu 40: Biết chu kì bán rã của urani là 4,5.109 năm. Hằng số phóng xạ của chất này bằng
A. 1,54.10-10 năm-1
B. 2,22.10-9 năm-1
C. 5,54.10-9 năm-1.
D. 2,22.10-10 năm-1.
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.1K
- 96
- 40
-
89 người đang thi
- 617
- 17
- 40
-
75 người đang thi
- 627
- 10
- 40
-
79 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận