Câu hỏi:
Một con lắc lò xo được gắn trên một mặt ngang, vật nhỏ có khối lượng 1 kg, độ cứng của lò xo là 100 N/m. Hệ số ma sát giữa vật nhỏ và mặt ngang là 0,05. Vật nhỏ đang nằm yên tại vị trí cân bằng thì được kéo ra khỏi vị trí đó theo phương song song với trục của lò xo để lò xo dãn ra một đoạn 10 cm rồi buôn nhẹ (lúc t = 0) cho vật dao động tắt dần chậm. Tại thời điểm mà lò xo bị nén nhiều nhất thì lực ma sát đã sinh một công có độ lớn bằng
A. 0,095 J
B. 0,0475 J.
C. 0,10 J
D. 0,05 J.
Câu 1: Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây từ C đến B với chu kì T=2 s, biên độ không đổi. Ở thời điểm to, ly độ các phần tử tại B và C tương ứng là -20 mm và +20 mm; các phần tử tại trung điểm D của BC đang ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm t, li độ các phần tử tại B và C cùng là +8 mm. Tại thời điểm t2=t1+0,4s li độ của phần tử D có li độ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 67,67 mm/s.
B. 64,36 mm/s.
C. 58,61 mm/s
D. 33,84 mm/s
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Một sóng truyền trên mặt nước có bước sóng λ. M và N là hai đỉnh sóng nơi sóng truyền qua. Giữa M, N có 1 đỉnh sóng khác. Khoảng cách từ vị trí cân bằng của M đến vị trí cân bằng của N bằng:
A. 2λ
B. λ/2
C. 3λ.
D. λ
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng \(\lambda\) chu kì T của sóng là:
A. \( \lambda = 2\pi vT\)
B. \(\lambda = \frac{v}{T}\)
C. \(\lambda=vT\)
D. \( \lambda = \frac{v}{{2\pi T}}\)
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn
A. hướng về vị trí cân bằng
B. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
C. hướng về vị trí biên
D. cùng chiều với vectơ vận tốc của vật.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tia anpha.
A. Hạt anpha thực chất là hạt nhân nguyên tử heli (24He).
B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha bị lệch về phía bản âm.
C. Khi đi qua từ trường, tia anpha không bị lệch hướng.
D. Tia anpha làm ion hoá môi trường.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kỳ, biên độ giảm 3% . Sau 10 chu kì thì cơ năng của con lắc còn lại
A. 70% giá trị ban đầu.
B. 54% giá trị ban đầu.
C. 86% giá trị ban đầu
D. 45,6 % giá trị ban đầu.
05/11/2021 2 Lượt xem

- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.1K
- 96
- 40
-
18 người đang thi
- 627
- 17
- 40
-
62 người đang thi
- 634
- 10
- 40
-
19 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận