Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế - Phần 20

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế - Phần 20

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 219 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế - Phần 20. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kinh tế thương mại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Nội dung chủ yếu của hợp đồng Swap là gì?

A. Hai ngân hàng hoán đổi ngoại tệ cho nhau sau hai ngày kể từ ngày thoả thuận

B. Hai ngân hàng hoán đổi một lượng ngoại tệ nhất định cho nhau, sau một thời hạn sẽ đỗ lại

C. Hai ngân hàng hoán đổi một lượng ngoại tệ cho nhau theo tỷ giá giao ngay, sau một kỳ hạn sẽ đổi lại

D. Hai ngân hàng hoán đổi một lượng ngoại tệ cho nhau theo tỷ giá giao ngay, sau một kỳ hạn đổi lại với tỷ giá khác

Câu 2: Thực hiện nghiệp vụ Swap ngân hàng có lợi gì?

A. Cả hai ngân hàng đều bán (hoặc mua) được ngoại tệ mình cần

B. Cả hại ngân hàng đều thu được lợi nhuận

C. Cả hai ngân hàng đều không  phụ thuộc vào rủi ro tín dụng, không ảnh hưởng  đến cân đối và khả năng vay, trả

D. Cả hai ngân hàng đều coi như cho vay lẫn nhau không  phải trả nợ và đều thu được lợi nhuận như nhau

Câu 3: Điểm tỷ giá kỳ hạn là gì?

A. Chênh lệnh giữa lãi suất đồng tiền định giá và đồng  tiền yết giá

B. Chênh lệch lãi suất giữa đồng tiền yết giá và đồng  tiền định giá

C. Chênh lệch tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay

D. Chênh lệch tỷ giá kỳ hạn và lãi suất kỳ hạn

Câu 4: Công thức đơn giản tính tỷ giá kỳ hạn là:

A. Tỷ giá giao ngay công (+) lãi suất giao sau

B. Tỷ giá giao ngay công (+) lãi suất kỳ hạn

C. Tỷ giá giao ngay cộng (+) điểm kỳ hạn

D. Tỷ giá giao ngay công (+) lãi suất kỳ hạn trừ (-) lãi suất giao sau

Câu 5: Tỷ giá outright được niêm yết như thế nào?

A. Yết mức chênh lệch với tỷ giá giao ngay

B. Yết tương tự như yết tỷ giá giao ngay

C. Yết điểm tăng (+), giảm (-) bênh cạnh tỷ giá giao ngay

D. Yết điểm tỷ giá kỳ hạn cộng (+), trừ (-) điểm tỷ giá tăng, giảm

Câu 6: Tỷ giá Swap  được niêm yết kiểu nào?

A. Yết phần chênh lệch theo số điểm giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay

B. Yết như yết tỷ giá giao ngay

C. Yết điểm tỷ giá giao ngay, cộng (+), trừ (-) điểm tỷ giá kỳ hạn tăng hay giảm

D. Yết điểm tỷ giá kỳ hạn, cộng (+), trừ (-) điểm tỷ giá giao ngay

Câu 7: Tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa trên cơ sở lý thuyết nào?

A. Lý thuyết tạo tiền của ngân hàng thương mại

B. Lý thuyết cân bằng lãi suất quốc tế

C. Lý thuyết lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi

D. Lý thuyết lãi suất ngoại tệ bé hơn lãi suất nội tệ

Câu 8: Thuyết cân bằng lãi suất có nội dung như thế nào?

A. Lãi suất cho vay bằng lãi suất tiền gửi

B. Lãi suất nội tệ bằng lãi suất ngoại tệ

C. Lãi suất cho vay ngoại tệ bằng lãi suất tiền gửi nội tệ

D. Chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia được bù đắp bằng chênh  lệch tỷ giá giữa 2 đồng tiền

Câu 9: Vận dụng học thuyết cân bằng lãi suất có tác dụng gì?

A. Làm cho lãi suất giữa các quốc gia không có chênh lệch

B. Làm cho lãi suất tiền gửi ngoại tệ băng lãi suất cho vay nội tệ

C. Chống sự chuyển tiền từ nước này sang nước khác

D. Hạn chế việc thu lợi nhuận do chênh lệch lãi suất

Câu 10: Niêm yết tỉ giá gồm những phương pháp nào?

A. Niêm yết tỷ giá mua tỷ giá bán

B. Niêm yết tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trường

C. Niêm yết trực tiếp, niêm yết gián tiếp

D. Niêm yết tỷ giá đóng cửa, tỷ giá mở cửa, tỷ giá chéo

Câu 11: Về hình thức vị trí đồng tiền khi yết giá trực tiếp và gián tiếp có điểm nào giống nhau?

A. Đơn vị yết giá cố định

B. Đơn vị yết giá biến đổi

C. Đồng yết giá đứng trước

D. Đồng yết giá đứng sau

Câu 12: Một ngân hàng niêm yết tỷ giá như sau:

A. Tỷ giá mua trước, tỷ giá bán sau

B. Tỷ giá bán trước, tỷ giá mua sau

C. Phương pháp niêm yết trực tiếp

D. Phương pháp niêm yết gián tiếp

Câu 13: Thị trường nào được gọi là thị trường cơ bản:

A. Tiền mặt

B. Hoán đổi

C. Giao ngay

D. Kì hạn

Câu 14: Thị trường phái sinh ra đời trên cơ sở thị trường nào?

A. Là thị trường cơ bản

B. Thị trưòng không cơ bản nhưng hoạt động rộng

C. Thị trường bắt nguồn từ thị trường giao ngay

D. Thị trường tiền mặt và chuyển khoản

Câu 15: Thị trường phái sinh gồm những thị trường nào?

A. Tiền mặt, chuyển khoản, kì hạn, giao ngay

B. Kì hạn, hoán đổi, giao sau, tương lai, quyền chọn

C. Không tổ chức, chuyển khoản, giao sau, quyền chọn

D. Có tổ chức, giao sau, hoán đổi

Câu 16: Căn cứ động lực phát triển thị trường người ta chia các thành viên tham gia vào những nhóm nào ?

A. Các nhà kinh doanh, môi giới, đầu cơ

B. Thương mại và đầu tư ; Ngân hàng thương mại ; Ngân hàng TW ; cá nhân và gia đình. Ngân hàng TW

C. Các ngân hàng Thương Mại ; Doanh nghiệp

D. Ngân hàng thương mại ; Doanh nghiệp ; Môi giới ; Đầu cơ

Câu 17: Căn cứ chức năng hoạt động người ta chia các thành viên thị trường ngoại hối thành những nhóm nào ?

A. Các Ngân hàng, Các Doanh nghiệp

B. Các nhà kinh doanh ; môi giới ; Ngân hàng thương mại ; Ngân hàng TW

C. Các nhà kinh doanh tiền tệ ; môi giới ; đầu cơ ; các nhà kinh doanh acbit

D. Các nhà kinh doanh ; Các Ngân hàng thương mại ; Ngân hàng TW ; môi giới

Câu 18: Căn cứ hình thức tổ chức người ta chia thị trường ngoại hối thành những thị trường nào?

A. Thị trường tiền mặt và thị trường chuyển khoản

B. Thị trường hoán đổi và thị trường quyền chọn

C. Thị trường có tổ chức và thị trường không tổ chức

D. Thị trường giao ngay và thị trưòng giao sau

Câu 19: Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh người ta chia thị trường ngoại hối thành các thị trường nào?

A. Có tổ chức, không tổ chức

B. Tiền mặt, giao ngay, cơ bản, phái sinh

C. Tiền mặt, giao ngay, kì hạn, giao sau, hoán đổi, quyên chọn

D. Giao ngay, giao sau, hoán đổi, quyền chọn, cơ bản phái sinh

Câu 20: Tại sao phải thực hiện thanh toán quốc tế:

A. Vì còn sản xuất và lưu thông

B. Vì còn lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ

C. Vì các quốc gia có chế độ tiền khác nhau

D.  Vì  các quan hệ giữa các nước phải thanh toán

Câu 21: Tại sao chế độ tỷ giá cố định dựa trên USD sụp đổ:

A. Vì vàng khan hiếm và lên giá liên tục

B. Vì các nước thành viên không thực hiện

C. Vì Mỹ tuyên bố USD không đổi được ra vàng

D. Vì USD mất giá liên tục

Câu 22: Niêm yết tỷ giá gồm những phương pháp nào:

A. Niêm yết tỷ giá mua, tỷ giá bán

B. Niêm yết tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường

C. Niêm yết tỷ giá đóng cửa, tỷ giá mở cửa, tỷ giá chéo

D. Niêm yết trực tiếp, niêm yết gián tiếp

Câu 23: Tỷ giá cố định dựa trên USD quy định như thế nào?

A. Quy định 35 USD/ounce vàng. Nếu tỷ giá đó thay đổi, Mỹ và các nước thành viên sẽ dùng vàng để can thiệp

B. Quy định tỷ giá cố định giữa USD và đồng tiền giữa các nước thành viên

C. Tất cả các nước thành viên phải quy định hàm lượng vàng cho đồng tiền của mình

D. Tỷ giá 1.2 USD = 1 SRD Nếu tỷ giá đó thay đổi  Mỹ sẽ can thiệp bằng USD

Câu 24: Công thức nào sau đây xuất phát từ học thuyết cân bằng lãi suất

A. F = S(1 + r(d))/(1 + r(y))

B. pS (1 + r(y))/F = p( 1+ r(d))

C. pS (1 + r(d))/F = p( 1+ r(y))

D. F = S(1 + r(y))/(1 + r(d))

Câu 25: Khi ký phát séc , người phát hành séc tiền mặt ( hoặc séc chuyển khoản) phải làm thủ tục gì?

A. Tới ngân hàng để xác nhận chữ ký

B. Gặp người thu hưởng séc, lấy chữ ký người thụ hưởng séc

C. Gửi séc đã ký tới ngân hàng, nơi người thụ hưởng séc có tài khoản

D. Viết séc ghi đầy đủ các yếu tố trên séc,ký tên (đóng dấu nếu có)

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên