Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 20

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 20

  • 30/08/2021
  • 44 Câu hỏi
  • 150 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 20. Tài liệu bao gồm 44 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Những biện pháp kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh?

A. Trong từng chương trình, dự án

B. Tùy theo từng cuộc chiến tranh

C. Trong từng bước phát triển

D. Theo vùng lãnh thổ

Câu 2: Thời điểm kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ?

A. Trong chiến tranh

B. Trong thời bình

C. Mọi thời điểm

D. Khi đã xây dựng xong khu vực phòng thủ

Câu 3: Mục đích kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ?

A. Để xây dựng và bảo vệ tốt nhất

B. Giải quyết tình trạng lạc hậu của nền kinh tế

C. Chờ chiến tranh

D. Khi kinh tế còn yếu kém

Câu 4: Cách thức kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ?

A. Các ngành nghề

B. Toàn diện trong mọi thời điểm

C. Các đơn vị

D. Các khu vực

Câu 5: Thời điểm phát huy tác dụng của kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ?

A. Khi chiến tranh xảy ra

B. Ngay trong thời bình

C. Trong liên doanh kinh tế

D. Khi chiến tranh kết thúc

Câu 6: Ai chỉ huy kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ?

A. Chủ tịch tỉnh

B. Giám đốc công an tỉnh

C. Bí thư tỉnh ủy

D. Chỉ huy trưởng quân sự tỉnh, thành phố

Câu 7: Vì sao khi nói kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh là đổi mới tư duy so với cách nói kết hợp kinh tế với quốc phòng?

A. Phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn

B. Vì mặt an ninh là quan trọng hiện nay

C. Vì nhiều gồm mặt hơn 

D. Vì vấn đề kinh tế – xã hội rộng hơn vấn đề kinh tế

Câu 8: Tìm câu trả lời sai. Các chính sách kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh của tổ tiên ta?

A. Khoan thứ sức dân

B. Phát triển du lịch

C. Toàn dân là lính

D. Ngụ binh ư nông

Câu 9: Tìm câu trả lời sai. Trong 2 cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh như thế nào?

A. Tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược

B. Cổ phần hóa doanh nghiệp

C. Vừa kháng chiến, vừa cứu quốc

D. Đồng ruộng là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ

Câu 10: Tìm câu trả lời sai. Nội dung kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong giai đoạn mới?

A. Trong phân vùng lãnh thổ

B. Trong thực thi quyền tác giả

C. Ở địa phương (tỉnh, thành phố)

D. Trong một số ngành kinh tế chủ yếu

Câu 11: Chiến tranh nhân dân có thể chống lại các loại hình chiến tranh nào?

A. Mọi loại chiến tranh

B. Nội loạn

C. Công nghệ cao 

D. Ngoại xâm

Câu 12: Tìm câu trả lời sai. Thế trận chiến tranh nhân dân phụ thuộc vào?

A. Bố trí lực lượng lao động

B. Bố trí nhà văn hóa

C. Bố trí khu công nghiệp

D. Bố trí khu dân cư

Câu 13: Tìm câu trả lời sai. Biểu hiện mới của chiến tranh nhân dân trong giai đoạn hiện nay?

A. Được cụ thể hóa trong xây dựng khu vực phòng thủ

B. Tính chuyên nghiệp ngày càng cao

C. Không ngừng được hiện đại hóa

D. Trong điều kiện kinh tế thị trường

Câu 14: Ai là người chỉ huy chiến tranh nhân dân ở các khu vực phòng thủ?

A. Chủ tịch tỉnh, thành phố

B. Giám đốc công an

C. Chỉ huy trưởng biên phòng

D. Chỉ huy trưởng quân sự tỉnh

Câu 15: Nét mới của chiến tranh nhân dân hiện nay?

A. Mỗi cơ quan, đơn vị là một pháo đài

B. Mỗi làng xã là một pháo đài

C. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực là một pháo đài

D. Mỗi nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài 

Câu 16: Lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân hiện nay?

A. Lực lượng vũ trang

B. Bộ đội chủ lực

C. Lực lượng kinh tế

D. Mỗi lĩnh vực đều có lực lượng nòng cốt

Câu 17: Các biện pháp để tổ chức tốt cuộc chiến tranh nhân dân hiện nay?

A. Xây dựng quân đội hiện đại

B. Xây dựng dân quân tự vệ mạnh

C. Phát triển kinh tế mạnh

D. Tăng cường giáo dục nhận thức đúng

Câu 18: Tìm câu trả lời sai. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân phụ thuộc vào?

A. Nền kinh tế

B. Mức độ hiện đại của vũ khí

C. Tiềm lực quân sự

D. Chế độ chính trị

Câu 19: Cơ sở để nhận dạng đối tượng của cách mạng Việt Nam là những nước hay vùng lãnh thổ có hành động nào?

A. Cản trở, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta

B. Kí kết song phương với ta

C. Bất đồng về quan điểm chính trị với ta

D. Phá ta về kinh tế với ta 

Câu 20: Cơ sở để nhận dạng đối tượng tác chiến của lực lượng vũ trang Việt Nam là những nước hay vùng lãnh thổ có hành động?

A. Đem quân xâm lược, phá hoại ta

B. Không ủng hộ ta về chính trị

C. Gây khó khăn với ta về kinh tế

D. Không viện trợ cho ta

Câu 21: Âm mưu của các thế lực thù địch đối với Việt Nam?

A. Đưa nước ta vào quĩ đạo của chúng

B. Cướp của, giết người

C. Chiếm đóng nước ta

D. Bắt ta lệ thuộc về kinh tế 

Câu 22: Thủ đọan của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam?

A. Là cuộc chiến tranh kiểu mới

B. Là chiến tranh công nghệ cao

C. Là cuộc xâm lược vũ trang

D. Là cuộc chiến tranh tổng hợp, biến hóa linh hoạt

Câu 23: Hãy tìm câu trả lời sai. Các cách phá hoại, xâm lược của các thế lực thù địch đối với Việt Nam?

A. Mọi qui mô

B. Mọi cấp độ

C. Chỉ bằng văn hóa tư tưởng

D. Mọi hình thức

Câu 24: Tìm câu trả lời sai. Các kiểu chống phá của diễn biến hòa bình?

A. Vừa có chiến dịch vừa không có chiến dịch

B. Chỉ dựa vào phòng tuyến

C. Vừa ông khai vừa bí mật

D. Vừa chính phủ, vừa phi chính phủ 

Câu 25: Đặc điểm nổi bật nhất trong thủ đoạn xâm lược, phá hoại của các thế lực thù địch hiện nay?

A. Sử dụng mọi kiểu phá hoại

B. Sự chuyển đổi nhanh chóng giữa các thủ đoạn

C. Kết hợp kinh tế với văn hóa

D. Kết hợp linh họat giữa vũ trang và phi vũ trang 

Câu 26:  Vì sao chiến tranh nhân dân Việt Nam phải mang tính hiện đại?

A. Vì các thế lực thù địch luôn đánh ta bằng các trang thiết bị hiện đại

B. Vì nước ta nghèo

C. Ta đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa

D. Vì chúng muốn chắc thắng

Câu 27: Chọn câu trả lời sai. Vì sao cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam phải mang tính toàn diện?

A. Vì là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng

B. Vì kẻ địch đánh ta bằng mọi thứ, ở mọi nơi, trong mọi lúc

C. Vì kể địch đánh ta trên mọi lĩnh vực

D. Vì đây là cuộc chiến tranh công nghệ cao

Câu 28: Tìm câu trả lời sai nhất. Giáo dục quốc phòng cho mọi đối tượng là để họ?

A. Biết cách sử dụng vũ khí bộ binh

B. Biết tự bảo vệ bản thân

C. Chờ khi chiến tranh xảy ra

D. Nắm được sự phát triển của lí luận bảo vệ Tổ quốc

Câu 29: Kế sách hàng đầu trong bảo vệ Tổ quốc là gì?

A. Xây dựng quân đội hùng mạnh

B. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh

C. Không ngừng hiện đại hóa quân đội

D. Không để xảy ra chiến tranh

Câu 30: Tư duy mới về kết hợp kinh tế với quốc phòng là gì? 

A. Kết hợp kinh tế với quốc phòng

B. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh

C. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng

D. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh

Câu 31: Nội dung kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh.

A. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong chương trình, kế hoạch

B. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong, trong từng bước phát triển

C. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh

D. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh

Câu 32: Tư duy mới về xây dựng hậu phương hiện nay.

A. Hậu phương cơ động, linh họat

B. Hậu phương vững mạnh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực

C. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh

D. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất toàn diện trên mọi lĩnh vực 

Câu 33: Nếu chiến tranh xảy ra chúng ta đánh giá địch có điểm yếu cơ bản là:

A. Địa hình, thời tiết nước ta phức tạp, khó khăn khi triển khai lực lượng, phương tiện, thực hiện cách đánh và công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật

B. Gặp phải địa hình, thời tiết nước ta phức tạp khó cơ động lực lượng.

C. Dễ bị sa lầy, lúng túng bị động khi vấp phải địa hình, thời tiết xấu.

D. Gặp phải địa hình, phức tạp khó cơ động lực lượng.

Câu 34: Nếu chiến tranh xảy ra, chúng ta đánh giá quân địch có điểm yếu cơ bản nào?

A.  Là cuộc chiến tranh hiếu chiến, tàn ác sẽ bị nhân loại phản đối.

B.  Là cuộc chiến tranh xâm lược sẽ bị thế giới lên án.

C. Là cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa nhất định nhân dân ta và đa số nhân dân thế giới phản đối, lên án.

D. Là cuộc chiến tranh phi nhân đạo, tàn ác sẽ bị chính nhân dân nước đó phản đối.

Câu 35: Trong chiến tranh những yếu tố cơ bản nào quyết định thắng lợi trên chiến trường?

A. Vũ khí trang thiết bị kỹ thuật hiện đại

B. Vũ khí tốt và người chỉ huy giỏi, bộ đội tinh nhuệ

C. Con người và vũ khí, con người là quyết định nhất.

D. Lực lượng chiến đấu có kỹ chiến thuật tác chiến cơ bản, hiện đại.

Câu 36: Một trong những đặc điểm  chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?

A. Đất nước thống nhất đi lên CNXH.

B. Đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. Đất nước được chuẩn bị sẵn sàng về thế trận trong thời bình.

D. Đưa đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Câu 37: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN phải kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất. Vì một trong những lý do gì?

A. Cuộc chiến tranh xảy ra rất ác liệt, kẻ thù sử dụng lượng bom đạn lớn.

B. Cuộc chiến tranh xảy ra sẽ rất ác liệt, tổn thất về người, tiêu hao cơ sở vật chất và của cải rất lớn.

C. Cuộc chiến tranh sẽ mở rộng, không phân biệt tiền tuyến, hậu phương

D. Cuộc chiến tranh, kẻ thù sử dụng lượng bom đạn để tàn phá rất lớn

Câu 38: Nếu chiến tranh xảy ra, chúng ta đánh giá về sức mạnh quân xâm lược như thế nào?

A. Có nền khoa học quân sự và kinh tế phát triển.

B. Có sức mạnh quân sự lớn.

C. Có tiềm lực quân sự, kinh tế, khoa học lớn hơn ta nhiều lần.

D. Có thể lôi kéo nhiều nươc tham gia.

Câu 39: Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ tiến hành những cuộc chiến tranh trong giai đoạn gây đây nhằm mục đích gì?

A. Lật đổ những chính phủ không tuân theo sự xắp đặt và yêu cầu của Mỹ.

B. Mở rộng chiến tranh xâm lược sang các nước lân cận nằm trong khu vực Trung đông.

C. Chiếm lĩnh và thao túng quyền khai thác dầu mở, đảm bảo tài nguyên năng lương cho Mỹ trong tương lai.

D. Mở rộng ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ với thị trường các nước Arập – Aicập.

Câu 40: Phương châm tiến hành chiến tranh của Đảng ta là gì?

A. Đánh chắc tiến chắc giam chân để tiêu diệt địch.

B. Đánh nhanh, thắng nhanh, kiểm soát thế trận trong mọi tình huống.

C. Đánh tổng lực trên tất cả các mặt trận, nhanh chóng dồn địch vào thế bị động.

D. Đánh lâu dài,lấy thời gian làm lực lượng, nắm thời cơ đánh đòn quyết định, chọn thời điểm kết thúc chiến tranh.

Câu 41: Quan điểm tiến hành chiến tranh toàn diện, được hiểu như thế nào?

A. Lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường tạo diều kiện cho những thắng lợi trên cac mặt trận.

B. Kết hợp chặt chẽ mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao, chính trị,  thắng lợi trên chiến trường sẽ quyết định đường lối đối ngoại.

C. Mặt trận ngoại giao hỗ trợ trực tiếp cho chiến trường, thúc đẩy và tạo điều kiện dành chiến thắng trên chiến trường.

D. Kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận. Mặt trận nào cũng có vị trí quan trọng song mặt trận quân sự, chiến thắng trên chiến trường vẫn là yếu tố quyết định

Câu 43: Một trong những nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN là gì?

A. Tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc.

B. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân.

C.  Tổ chức  bố trí cách đánh giặc.

D. Tổ chức thế trận phòng thủ của chiến tranh toàn dân.

Câu 44: Quan điểm tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, là gì?

A. Kết hợp chặt chẽ LLVT 3 thứ quân đánh địch ngay từ khi bắt đầu chiến tranh bằng tất cả lực lượng hiện có đạp tan mọi ý đồ xâm lược.

B. Tiến hành chiến tranh nhân dân đánh địch liên tục nhằm mục đích tiêu hao binh lực và sinh lực địch. Kết hợp chặt chẽ với các đòn đánh tập trung của các binh đoàn chủ lực. Bẻ gẫy ý đồ chiến tranh  xâm lược của kẻ thù.

C. Tiến hành chiến tranh du kích rộng khắp lấy nông thôn rừng núi làm địa bàn tác chiến chủ yếu, kéo dài chiến tranh nhằm tiêu hao sinh lực địch dần làm tiêu tan ý chí xâm lược của kẻ thù.

D. Các binh đoàn chủ lực có sự hỗ trợ của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tiến hành những chiến dịch lớn nhằm tấn công tiêu diệt lực lượng xâm lược đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 44 Câu hỏi
  • Sinh viên