Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 14

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 14

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 133 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 14. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Trong tiến hành chiến tranh toàn diện, mặt trận đấu tranh nào là chủ yếu:

A. Mặt trận kinh tế.

B. Mặt trận quân sự.

C. Mặt trận ngoại giao.

D. Mặt trận chính trị.

Câu 2: Quan điểm của Đảng ta về chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc:

A. Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt trên các vùng chiến lược của đất nước.

B. Chuẩn bị con người, vũ khí trang bị cho chiến tranh.

C. Chuẩn bị đầy đủ tiềm lực kinh tế, quân sự trên cả nước cũng như từng khu vực.

D. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước, cũng như từng khu vực để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Câu 3: Nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân:

A. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân.

B. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân.

C. Phối hợp chặt chẽ chống quân địch tiến công từ bên ngoài vào và bạo loạn lật đổ bên trong.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Thế trận chiến tranh nhân dân:

A. Sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.

B. Sự tổ chức, bố trí các đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân đánh giặc.

C. Sự tổ chức, bố trí lực lượng phòng thủ đất nước.

D. Sự tổ chức, bố trí các lực lượng chiến đấu trên chiến trường. 

Câu 5: Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận của chiến tranh được:

A. Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải tập trung cho khu vực chủ yếu.

B. Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm.

C. Bố trí rộng trên cả nước, nhưng tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm.

D. Bố trí rộng trên cả nước, nhưng tập trung ở các địa bàn trọng điểm.

Câu 6: Lực lượng chiến tranh nhân dân là:

A. Các quân khu, quân đoàn chủ lực.

B. Toàn dân, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.

C. Lực lượng lục quân, hải quân, phòng không không quân.

D. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân. 

Câu 7: Lực lượng toàn dân trong tiến hành chiến tranh nhân dân đƣợc tổ chức chặt chẽ thành:

A. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.

B. Lực lượng quân đội nhân dân và dân quân tự vệ.

C. Lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự.

D. Lực lượng đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. 

Câu 8: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phải phối hợp chặt chẽ giữa:

A. Chống quân xâm lược từ bên ngoài vào với chống lực lượng khủng bố từ bên trong.

B. Chống quân địch tấn công từ bên ngoài vào với bạo loạn lật đổ từ bên trong.

C. Chống bạo loạn lật đổ với trấn áp bọn phản động.

D. Chống bạo loạn lật đổ với các hoạt động phá hoại khác.

Câu 9: Lực lƣợng vũ trang nhân dân gồm các tổ chức:

A. Vũ trang và bán vũ trang.

B. Quốc phòng và an ninh.

C. Quân sự và an ninh trật tự.

D. An ninh trật tự và bán vũ trang.

Câu 10: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm:

A. Quân đội nhân dân, công an nhân dân, dân quân tự vệ.

B. Quân đội nhân dân, dự bị động viên, dân quân tự vệ. 

C. Quân đội thường trực, dự bị động viên, dân quân tự vệ. 

D. Quân đội chủ lực, cảnh sát nhân dân, dân quân tự vệ.

Câu 11: Khó khăn lớn tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân:

A. Các nước trên thế giới đang chạy đua vũ trang rất quyết liệt.

B. Mặt trái kinh tế thị trường tác động quá lớn đến lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng khủng bố đẩy mạnh chiến lược “bạo loạn lật đổ”.

D. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Câu 12: Một trong những thuận lợi cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân:

A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

B. Nhân dân ta luôn thương yêu đùm bọc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo quân đội. 

C. Nhân dân ta có truyền thống đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

D. Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết quốc tế, được quốc tế ủng hộ.

Câu 13: Một trong những thách thức lớn tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân:

A. Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. 

B. Tụt hậu xa hơn về khoa học công nghệ so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

C. Các thế lực thù địch tập trung chống phá ta về chính trị, tư tưởng.

D. Các thế lực thù địch tập trung chống phá lực lượng vũ trang nhân dân.

Câu 14: Quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là: 

A. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

B. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị trong lực lượng vũ trang.

D. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan chính trị trong lực lượng vũ trang.

Câu 15: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc:

A. Tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện.

B. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

C. Tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt.

D. Toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Câu 16: Quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới là:

A. Tự lực, tự cường xây dựng lực lượng vũ trang.

B. Tự lực cánh sinh, tăng cường đối ngoại.

C. Phát huy nội lực, tranh thủ hợp tác kinh tế.

D. Tích cực hợp tác quốc tế về mọi mặt.

Câu 17: Quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới là: 

A. Lấy chất lượng là chính, lấy công tác huấn luyện làm cơ sở.

B. Lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.

C. Lấy chất lượng huấn luyện là chính, coi trọng xây dựng chính trị.

D. Lấy chất lượng là trọng tâm, lấy xây dựng chính trị làm trọng điểm.

Câu 18: Một trong những nội dung xây dựng về chính trị lực lượng vũ trang nhân dân là: 

A. Chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân.

B. Chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức chỉ huy trong lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Đẩy mạnh hoạt động phòng chống “diễn biến hòa bình” trong lực lượng vũ trang.

D. Đổi mới công tác đào tạo sĩ quan trong nhà trường.

Câu 19: Nội dung quan trọng nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân về chính trị là:

A. Phát triển số lượng Đảng viên trong lực lượng vũ trang nhân dân.

B. Xây dựng đội ngũ, cán bộ chỉ huy trong lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

D. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Câu 20: Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi phản ánh:

A. Chức năng, nhiệm vụ chiến lược cơ bản, thường xuyên của lực lượng vũ trang nhân dân.

B. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cơ bản, thường xuyên của lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Quy luật của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. 

D. Quy luật của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 21: Phương hướng xây dựng lực lượng dự bị động viên:

A. Hùng hậu về số lượng, có chất lượng cao, sẵn sàng động viên nhanh chóng khi cần thiết.

B. Hùng hậu, được huấn luyện và quản lý tốt, bảo đảm khi cần thiết có thể động viên nhanh theo kế hoạch.

C. Luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.

D. Luôn sẵn sàng phối hợp với lực lượng thường trực và dân quân tự vệ. 

Câu 22: Phương hướng xây dựng dân quân tự vệ: 

A. Vững mạnh, rộng khắp, lấy chất lượng là chính.

B. Vững mạnh, rộng khắp, lấy chất lượng chính trị là chính.

C. Toàn diện, rộng khắp, lấy chất lượng là chính.

D. Rộng khắp nhưng có trọng tâm trọng điểm.

Câu 23: Vấn đề cơ bản hàng đầu trong nhiệm vụ xây dựng quân đội, công an của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng là:

A. Xây dựng quân đội, công an cách mạng.

B. Xây dựng quân đội, công an tinh nhuệ.

C. Xây dựng quân đội, công an chính quy.

D. Xây dựng quân đội, công an hiện đại.

Câu 24: Xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân chính quy là:

A. Thực hiện thống nhất về mọi mặt (tổ chức, biên chế, trang bị,…). 

B. Thực hiện thống nhất về chính trị, quân sự, hậu cần.

C. Thực hiện thống nhất về nhận thức, chính trị, tư tưởng.

D. Thực hiện thống nhất về chính trị, mục tiêu chiến đấu.

Câu 25: Xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân tinh nhuệ trên các lĩnh vực:

A. Chính trị, kỹ thuật, nghiệp vụ.

B. Chính trị, quân sự, hậu cần.

C. Chính trị, quân sự, kỹ thuật.

D. Chính trị, tổ chức, kỹ chiến thuật.

Câu 26: Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là:

A. Nâng cao kết quả huấn luyện quân sự, giáo dục, đẩy mạnh đối ngoại.

B. Nâng cao kết quả giáo dục chính trị, tư tưởng, phát triển cách đánh.

C. Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển khoa học công nghệ quốc phòng.

D. Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển khoa học quân sự, khoa học công an.

Câu 27: Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân là:

A. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có phẩm chất, năng lực tốt.

B. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có phẩm chất tốt, số lượng đông.

C. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có số lượng đông, năng lực tốt.

D. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có số lượng đủ, phẩm chất tốt.

Câu 28: Cơ sở lý luận của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh:

A. Quốc phòng, an ninh tạo ra cơ sở vật chất để xây dựng kinh tế.

B. Quốc phòng, an ninh tạo ra những biến động kích thích kinh tế phát triển.

C. Quốc phòng, an ninh và kinh tế có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.

D. Quốc phòng, an ninh lệ thuộc hoàn toàn vào kinh tế. 

Câu 29: Cơ sở lý luận của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh: 

A. Kinh tế quyết định toàn bộ sức mạnh của quốc phòng, an ninh.

B. Kinh tế quyết định việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh.

C. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh.

D. Kinh tế quyết định việc cung cấp kỹ thuật, công nghệ cho quốc phòng, an ninh.

Câu 30: Trong mối quan hệ giữa kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh thì:

A. Kinh tế quyết định đến bản chất của quốc phòng, an ninh.

B. Kinh tế quyết định đến tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang.

C. Kinh tế quyết định việc cung cấp vật chất, kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động quốc phòng, an ninh.

D. Tất cả đều đúng

Câu 31: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh được xác định là:

A. Một quy luật khách quan.

B. Một tất yếu khách quan.

C. Một chiến lược trọng yếu.

D. Một nhiệm vụ chiến lược.

Câu 32: Kế sách “động vi binh, tĩnh vi dân” của ông cha ta có nghĩa là:

A. Khi đất nước hòa bình, làm người lính sẵn sàng chiến đấu.

B. Khi đất nước chiến tranh, làm người dân phát triển kinh tế.

C. Khi đất nước có chiến tranh hoặc bình yên đều phải làm người dân phát triển kinh tế.

D. Khi đất nước có chiến tranh thì làm người lính, đất nước bình yên thì làm người dân xây dựng kinh tế.

Câu 33: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đề ra chủ trương:

A. Vừa kháng chiến, vừa xây dựng kinh tế.

B. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

C. Vừa kháng chiến, vừa tăng gia sản xuất.

D. Vừa tăng gia sản xuất, vừa thực hành tiết kiệm

Câu 34: Một trong những nội dung cơ bản của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh là: 

A. Kết hợp trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Kết hợp trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để hiện đại hóa đất nước.

C. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

D. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển về khoa học công nghệ.

Câu 35: Một trong những nội dung cơ bản của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ:

A. Kết hợp xây dựng cơ sở kinh tế vững mạnh với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần kỹ thuật và hậu phương vững chắc. 

B. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với xây dựng lực lượng vũ trang.

C. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp quốc phòng với xây dựng các thế trận phòng thủ.

D. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng các tổ chức chính trị, đoàn thể.

Câu 36: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đối với các vùng kinh tế trọng điểm:

A. Phải kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với hạ tầng của nền quốc phòng toàn dân.

B. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh và nhu cầu dự trữ quốc gia.

C. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ yêu cầu phòng thủ ở từng tỉnh, thành phố.

D. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của nhân dân.

Câu 37: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh ở vùng núi, biên giới:

A. Phải quan tâm xây dựng các tổ chức chính trị xã hội và lực lượng dân quân tự vệ thường trực.

B. Phải quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa khẩu, các vùng giáp biên giới với các nước.

C. Phải quan tâm chăm lo xây dựng các tuyến biên giới giàu về kinh tế, ổn định về an ninh.

D. Phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với xây dựng lực lượng vũ trang.

Câu 38: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh ở vùng biển đảo: 

A. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để động viên khích lệ dân ra đảo bám trụ làm ăn lâu dài.

B. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để động viên ngư dân đầu tư tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

C. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để động viên ngư dân thành lập các tổ an ninh trên biển.

D. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để ngư dân tham gia xây dựng các trận địa phòng thủ.

Câu 39: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh trong công nghiệp:

A. Kết hợp ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất.

B. Kết hợp ngay từ khâu quy hoạch, bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công nghiệp.

C. Kết hợp ngay chiến lược đào tạo nhân lực của ngành công nghiệp.

D. Kết hợp ngày trong ý đồ bố trí mạng lưới công nghiệp quốc phòng

Câu 40: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh trong nông, lâm, ngƣ nghiệp:

A. Đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh, định cư xây dựng các cơ sở chính trị vững chắc.

B. Đẩy mạnh khai thác, trồng rừng gắn với công tác định canh định cư xây dựng các tổ chức xã hội.

C. Đẩy mạnh khai thác lâm sản, phát triển hệ thống giao thông, xây dựng các đoàn thể.

D. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo gắn với công tác luân chuyển dân cư, xây dựng cơ sở chính trị.

Câu 41: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong giao thông vận tải:

A. Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông cho thời bình.

B. Xây dựng kế hoạch động viên giao thông cho thời bình và thời chiến.

C. Xây dựng kế hoạch động viên giao thông vận tải cho thời chiến.

D. Xây dựng kế hoạch động viên từng giai đoạn.

Câu 42: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh trong xây dựng cơ bản: 

A. Công trình trọng điểm phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

B. Công trình nào, ở đâu đều phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

C. Các công trình ở vùng núi, biên giới phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

D. Công trình trọng điểm, ở vùng kinh tế trọng điểm phải tính đến yếu tố tự bảo vệ.

Câu 43: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh trong khoa học, công nghệ và giáo dục là:

A. Coi trọng giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước.

B. Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng.

C. Coi trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ quân sự.

D. Cả A và B.

Câu 44: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong y tế: 

A. Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở miền núi, biên giới, hải đảo.

B.  Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm.

C. Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở các thành phố.

D. Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

Câu 45: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc:

A. Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ đất nước.

B. Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và dân cư trên từng địa bàn.

C. Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với khả năng kinh tế của địa phương.

D. Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với dân số của đất nước.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên