Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 8

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 8

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 854 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 8. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1: Khi ghi chỉ số công tơ điện thì phải thực hiện theo những biện pháp an toàn nào sau đây là đúng:

A. Ghi chỉ số công tơ phải thực hiện theo lệnh công tác

B. Được phép vào buồng đặt thiết bị điện cao áp và những nơi có bộ phận dẫn điện đặt trên cao hoặc che kín để ghi số

C. Chỉ được đọc bằng mắt và ghi chỉ số công tơ trong các trạm điện, khi ở trong trạm không được đụng, chạm tới thiết bị khác

D. Cả a, b và c

Câu 2: Khi vào trạm điện để ghi chỉ số thì phải thực hiện theo những biện pháp an toàn nào sau đây:

A. Phải được sự đồng ý và giao chìa khóa của đơn vị quản lý vận hành

B. Sau khi ghi chỉ số xong phải ghi ngày, giờ, nội dung công việc, ký tên vào sổ nhật ký vận hành của trạm và trả lại chìa khoá cho đơn vị quản lý vận hành

C. Cả a và b

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 3: Khi trèo lên cột điện để ghi chỉ số công tơ thì phải thực hiện theo những biện pháp an toàn nào sau đây:

A. Phải dùng bút thử điện hạ áp để kiểm tra xà, vỏ hộp kim loại của công tơ xem có điện không

B. Tránh va chạm vào những dây điện xung quanh hòm đặt công tơ

C. Nếu trèo lên cao từ 3,0m trở lên thì phải thực hiện các quy định an toàn về làm việc ở trên cao

D. Cả a, b và c

Câu 4: Trường hợp ghi chỉ số công tơ ở những nơi nguy hiểm thì phải thực hiện theo những biện pháp an toàn nào sau đây:

A. Đề phòng trơn, trượt ngã

B. Nếu phải trèo lên cao thì phải có thang chắc chắn, hoặc kê bàn, ghế có chân đế vững chắc, dễ đứng

C. Cả a và b

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 5: Những yêu cầu của bậc 1 an toàn điện:

A. Bậc 1 thuộc về những người có liên quan đến việc điều khiển máy móc, nhưng trình độ hiểu biết về kỹ thuật điện còn thấp, chưa hiểu rõ sự nguy hiểm về điện và những biện pháp an toàn khi làm việc ở thiết bị điện.

B. Công nhân (nhân viên) vệ sinh công nghiệp ở thiết bị điện cao áp. Thợ nguội, nhân viên thông tin, lái xe ô tô, lái xe cần trục có thời gian thâm niên công tác làm việc với thiết bị điện ít nhất phải qua 1 tháng làm việc ở máy móc thiết bị điện đó và từ 1 đến 2 năm trong công tác đang làm.

C. Công nhân (nhân viên) vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp thiết bị điện mới vào làm việc. Sinh viên thực tập, học sinh học nghề thực tập.

D. Cả a, b và c

Câu 6: Những yêu cầu của bậc 2 an toàn điện:

A. Có hiểu biết sơ bộ về thiết bị điện trạm và đường dây; hiểu được sự nguy hiểm khi đến gần thiết bị dẫn điện; có hiểu biết về phương pháp cơ bản đề phòng nguy hiểm khi làm việc ở thiết bị điện; biết nguyên tắc và thực hành cứu chữa người bị điện giật.

B. Công nhân (nhân viên) làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp thiết bị điện và vận hành, sửa chữa thông tin và có thời gian thâm niên công tác làm việc với thiết bị điện từ 12 tháng trong nghề hiện tại.

C. Kỹ thuật viên và thực tập sinh đã tốt nghiệp trường đào tạo về ngành điện và làm việc thực tế trong ngành điện từ 06 tháng trở lên.

D. Cả a, b và c

Câu 7: Những yêu cầu của bậc 3 an toàn điện:

A. Hiểu biết sơ bộ về kỹ thuật để làm quen và điều khiển các thiết bị điện và đường dây nổi cao áp; biết đầy đủ những nguy hiểm khi làm việc ở những thiết bị điện cao áp; có hiểu biết về an toàn và nguyên tắc được phép làm việc ở thiết bị điện; hiểu biết những quy tắc an toàn về việc mình đảm nhiệm; biết cách kiểm tra, giám sát nhân viên làm việc ở những thiết bị điện; biết cách cứu chữa người bị điện giật. 

B. Công nhân (nhân viên), tổ trưởng sản xuất, đội trưởng, đội phó làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp thiết bị điện. Nhân viên vận hành trực thông tin và có thời gian thâm niên làm việc với thiết bị điện từ 02 năm trong nghề hiện tại.

C. Kỹ sư, kỹ thuật viên đã chính thức làm việc đã tốt nghiệp trường đào tạo về ngành điện và làm việc thực tế trong ngành điện từ 12 tháng trở lên.

D. Cả a, b và c

Câu 8: Những yêu cầu của bậc 4 an toàn điện:

A. Có hiểu biết về kỹ thuật điện cơ sở; biết được đầy đủ nguy hiểm khi công tác ở thiết bị điện; hiểu biết quy trình này, đặc biệt là phải nắm vững những phần riêng về chuyên môn đang làm, nguyên tắc sử dụng và thí nghiệm những dụng cụ an toàn áp dụng ở thiết bị điện; hiểu biết thiết bị, biết cắt điện ở bộ phận nào để thực hiện công việc sửa chữa. Có thể tìm bộ phận ấy trên thực tế và kiểm tra được việc chấp hành các biện pháp an toàn; biết tổ chức giám sát, theo dõi công nhân, nhân viên làm việc; biết cách cứu chữa người bị điện giật.

B. Công nhân (nhân viên), tổ trưởng sản xuất, đội trưởng, đội phó làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp thiết bị điện đã làm việc thực tế 03 năm trong nghề hiện tại. Các chức vụ còn lại đã làm việc 02 năm trong công việc hiện tại.

C. Kỹ thuật viên và kỹ sư đã chính thức làm việc và có thời gian công tác từ 18 tháng trở lên trong công việc hiện tại.

D. Cả a, b và c

Câu 9: Những yêu cầu của bậc 5 an toàn điện:

A. Hiểu, biết đầy đủ ý nghĩa và yêu cầu các mục, nội dung của quy trình này và quy tắc sử dụng thí nghiệm các phương tiện bảo đảm an toàn dùng ở thiết bị điện;

B. Biết tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn, kiểm tra theo dõi những công tác đó; thành thạo phương pháp sơ cứu khẩn cấp và cứu chữa người bị tai nạn điện giật;

C. Hiểu, biết sơ đồ và thiết bị điện do bộ phận mình phụ trách quản lý vận hành.

D. Cả a, b và c

Câu 10: Hãy nêu những điều cần lưu ý khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp cắt được mạch điện:

A. Chuẩn bị ngay các vật dụng y tế sơ cứu cần thiết, đặc biệt là nước Oresol để bù đắp mất nước cho nạn nhân.

B. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

C. Gọi điện ngay cho đội cấp cứu theo số điện thoại 114 hoặc cơ quan y tế gần nhất để tiến hành cứu chữa kịp thời, tăng nguy cơ sống sót cho nạn nhân.

D. Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha để làm ngắn mạch đường dây rồi tách người ra khỏi mạch điện.

Câu 11: Hãy nêu những điều cần lưu ý khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp cắt được mạch điện:

A. Nếu mạch điện bị cắt cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.

B. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

C. Khi cắt mạch điện để cứu sống nạn nhân cần chuẩn bị ngay các biện pháp hứng đỡ nạn nhân, đồng thời chuẩn bị nguồn chiếu sáng thay thế để thực hiện các thao tác cứu chữa kịp thời.

D. Cả a và b.

Câu 12: Hãy chọn phương pháp đúng để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp không cắt  được mạch điện hạ áp:

A. Dùng tay nắm trực tiếp vào người nạn nhân để kéo ra khỏi mạch điện.

B. Dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô dạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra.

C. Có thể dùng kìm, dao, búa, rìu cán bằng kim loại để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.

D. Có thể dùng sợi dây nối đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch đường dây rồi tách người ra khỏi mạch điện.

Câu 13: Hãy chọn cách cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân đã mất tri giác:

A. Tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.

B. Đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời vì nếu nạn nhân được cứu chữa trong vòng 01 phút sau khi bị tai nạn thì sẽ tăng nguy cơ sống sót cho nạn nhân lên đến 98%.

C. Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh; nếu trời rét thì đặt nơi kín gió. Nới rộng quần, áo, thắt lưng; moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra; cho nạn nhân ngửi acmôniắc, nước tiểu; ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác sỹ đến chăm sóc.

D. Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh để chăm sóc cho hồi tỉnh rồi mời bác sỹ, y sỹ đến hoặc đưa đến cơ quan y tế gần nhất.

Câu 14: Hãy nêu cách cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân đã tắt thở:

A. Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra.

B. Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra. Tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay. Phải làm liên tục, kiên trì trong vòng 15’, nếu nạn nhân không hồi tỉnh thì coi như nạn nhân đã chết.

C. Tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.

D. Làm theo trình tự a xong đến c.

Câu 16: Cứu chữa người bị điện giật, theo thống kê, nếu nạn nhân được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao. Khả năng cứu sống nạn nhân là:

A. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 98%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 25%.

B. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 70%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 15%.

C. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 50%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 5%.

D. Cả a, b và c sai

Câu 17: Cứu chữa người bị điện giật, ngay sau khi nạn nhân được tách ra khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân đ ể xử lý cho thích hợp. Nếu nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì:

A. Phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó mời y , bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi.

B. Đưa ngay đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi.

C. Đưa ngay nạn nhân về nhà.

D. Cả a, b và c sai

Câu 18: Phương pháp làm hô hấp nhân tạo cứu người gồm:

A. Hai phương pháp gồm: Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp và phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa.

B. Một phương pháp là: Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa.

C. Một phương pháp là: Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp.

D. Cả a, b và c sai

Câu 19: Làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp:

A. Phương pháp này thường được áp dụng khi chỉ có một người cứu.

B. Phương pháp này thường được áp dụng khi có hai người cứu.

C. Người làm hô hấp ngồi trên lưng nạn nhân theo đúng tư thế, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm “1-2-3” rồi lại từ từ thả tay, thẳng người đếm nhẩm “4-5-6”. Cứ làm nhưe vậy 12 lần trong 01 phút, đều đều theo nhịp thở của mình, làm cho đến khi thở được hoặc có ý kiến  của y, bác sỹ mới thôi.

D. Thực hiện cả a và c.

Câu 20: Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực để cứu người bị điện giật:

A. Nếu có hai người thực hiện thì 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim, phải kết hợp hai động tác nhịp nhàng với nhau.

B. Ép tim khoảng 80 lần/ 1 phút kết hợp hà hơi thổi ngạt 15 lần/ 1 phút

C. Nếu một người thực hiện thì cứ 15 lần ép tim mới chuyển qua 2 hà hơi thổi ngạt

D. Thực hiện cả a, b và c

Câu 21: Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường < 5kV/m là bao nhiêu giờ?

A. Không quá 12 giờ

B. Không quá 8 giờ

C. Không quá 4 giờ

D. Không hạn chế

Câu 23: Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường  20kV/m là bao nhiêu giờ?

A. Không quá 0,3 giờ

B. Không quá 0,4 giờ

C. Không quá 0,5 giờ

D. Không quá 0,6 giờ

Câu 24: Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường  18kV/m là bao nhiêu giờ?

A. Không quá 0,6 giờ

B. Không quá 0,8 giờ

C. Không quá 1,0 giờ

D. Không quá 1,2 giờ

Câu 25: Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường  15kV/m là bao nhiêu giờ?

A. Không quá 1,33 giờ

B. Không quá 2,33 giờ

C. Không quá 3,33 giờ

D. Không quá 4,33 giờ

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên