Câu hỏi: Những yêu cầu của bậc 2 an toàn điện:

154 Lượt xem
30/08/2021
3.0 6 Đánh giá

A. Có hiểu biết sơ bộ về thiết bị điện trạm và đường dây; hiểu được sự nguy hiểm khi đến gần thiết bị dẫn điện; có hiểu biết về phương pháp cơ bản đề phòng nguy hiểm khi làm việc ở thiết bị điện; biết nguyên tắc và thực hành cứu chữa người bị điện giật.

B. Công nhân (nhân viên) làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp thiết bị điện và vận hành, sửa chữa thông tin và có thời gian thâm niên công tác làm việc với thiết bị điện từ 12 tháng trong nghề hiện tại.

C. Kỹ thuật viên và thực tập sinh đã tốt nghiệp trường đào tạo về ngành điện và làm việc thực tế trong ngành điện từ 06 tháng trở lên.

D. Cả a, b và c

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường  20kV/m là bao nhiêu giờ?

A. Không quá 0,3 giờ

B. Không quá 0,4 giờ

C. Không quá 0,5 giờ

D. Không quá 0,6 giờ

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 2: Những yêu cầu của bậc 3 an toàn điện:

A. Hiểu biết sơ bộ về kỹ thuật để làm quen và điều khiển các thiết bị điện và đường dây nổi cao áp; biết đầy đủ những nguy hiểm khi làm việc ở những thiết bị điện cao áp; có hiểu biết về an toàn và nguyên tắc được phép làm việc ở thiết bị điện; hiểu biết những quy tắc an toàn về việc mình đảm nhiệm; biết cách kiểm tra, giám sát nhân viên làm việc ở những thiết bị điện; biết cách cứu chữa người bị điện giật. 

B. Công nhân (nhân viên), tổ trưởng sản xuất, đội trưởng, đội phó làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp thiết bị điện. Nhân viên vận hành trực thông tin và có thời gian thâm niên làm việc với thiết bị điện từ 02 năm trong nghề hiện tại.

C. Kỹ sư, kỹ thuật viên đã chính thức làm việc đã tốt nghiệp trường đào tạo về ngành điện và làm việc thực tế trong ngành điện từ 12 tháng trở lên.

D. Cả a, b và c

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 3: Cứu chữa người bị điện giật, ngay sau khi nạn nhân được tách ra khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân đ ể xử lý cho thích hợp. Nếu nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì:

A. Phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó mời y , bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi.

B. Đưa ngay đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi.

C. Đưa ngay nạn nhân về nhà.

D. Cả a, b và c sai

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 4: Hãy chọn phương pháp đúng để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp không cắt  được mạch điện hạ áp:

A. Dùng tay nắm trực tiếp vào người nạn nhân để kéo ra khỏi mạch điện.

B. Dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô dạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra.

C. Có thể dùng kìm, dao, búa, rìu cán bằng kim loại để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.

D. Có thể dùng sợi dây nối đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch đường dây rồi tách người ra khỏi mạch điện.

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Câu 5: Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường  15kV/m là bao nhiêu giờ?

A. Không quá 1,33 giờ

B. Không quá 2,33 giờ

C. Không quá 3,33 giờ

D. Không quá 4,33 giờ

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 6: Khi vào trạm điện để ghi chỉ số thì phải thực hiện theo những biện pháp an toàn nào sau đây:

A. Phải được sự đồng ý và giao chìa khóa của đơn vị quản lý vận hành

B. Sau khi ghi chỉ số xong phải ghi ngày, giờ, nội dung công việc, ký tên vào sổ nhật ký vận hành của trạm và trả lại chìa khoá cho đơn vị quản lý vận hành

C. Cả a và b

D. Cả a, b và c đều sai

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 8
Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên