Câu hỏi: Khi vào trạm điện để ghi chỉ số thì phải thực hiện theo những biện pháp an toàn nào sau đây:
A. Phải được sự đồng ý và giao chìa khóa của đơn vị quản lý vận hành
B. Sau khi ghi chỉ số xong phải ghi ngày, giờ, nội dung công việc, ký tên vào sổ nhật ký vận hành của trạm và trả lại chìa khoá cho đơn vị quản lý vận hành
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 1: Hãy nêu những điều cần lưu ý khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp cắt được mạch điện:
A. Nếu mạch điện bị cắt cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
B. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.
C. Khi cắt mạch điện để cứu sống nạn nhân cần chuẩn bị ngay các biện pháp hứng đỡ nạn nhân, đồng thời chuẩn bị nguồn chiếu sáng thay thế để thực hiện các thao tác cứu chữa kịp thời.
D. Cả a và b.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Những yêu cầu của bậc 2 an toàn điện:
A. Có hiểu biết sơ bộ về thiết bị điện trạm và đường dây; hiểu được sự nguy hiểm khi đến gần thiết bị dẫn điện; có hiểu biết về phương pháp cơ bản đề phòng nguy hiểm khi làm việc ở thiết bị điện; biết nguyên tắc và thực hành cứu chữa người bị điện giật.
B. Công nhân (nhân viên) làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp thiết bị điện và vận hành, sửa chữa thông tin và có thời gian thâm niên công tác làm việc với thiết bị điện từ 12 tháng trong nghề hiện tại.
C. Kỹ thuật viên và thực tập sinh đã tốt nghiệp trường đào tạo về ngành điện và làm việc thực tế trong ngành điện từ 06 tháng trở lên.
D. Cả a, b và c
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Hãy nêu cách cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân đã tắt thở:
A. Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra.
B. Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra. Tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay. Phải làm liên tục, kiên trì trong vòng 15’, nếu nạn nhân không hồi tỉnh thì coi như nạn nhân đã chết.
C. Tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
D. Làm theo trình tự a xong đến c.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường < 5kV/m là bao nhiêu giờ?
A. Không quá 12 giờ
B. Không quá 8 giờ
C. Không quá 4 giờ
D. Không hạn chế
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp:
A. Phương pháp này thường được áp dụng khi chỉ có một người cứu.
B. Phương pháp này thường được áp dụng khi có hai người cứu.
C. Người làm hô hấp ngồi trên lưng nạn nhân theo đúng tư thế, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm “1-2-3” rồi lại từ từ thả tay, thẳng người đếm nhẩm “4-5-6”. Cứ làm nhưe vậy 12 lần trong 01 phút, đều đều theo nhịp thở của mình, làm cho đến khi thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
D. Thực hiện cả a và c.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 6: Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực để cứu người bị điện giật:
A. Nếu có hai người thực hiện thì 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim, phải kết hợp hai động tác nhịp nhàng với nhau.
B. Ép tim khoảng 80 lần/ 1 phút kết hợp hà hơi thổi ngạt 15 lần/ 1 phút
C. Nếu một người thực hiện thì cứ 15 lần ép tim mới chuyển qua 2 hà hơi thổi ngạt
D. Thực hiện cả a, b và c
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 8
- 3 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận