Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 212 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 3. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ qui định: thời gian huấn luyện định kỳ đối với nhóm 4 như thế nào?

A. Ít nhất 3 năm một lần, mỗi lần ít nhất 16 giờ.

B. Ít nhất 3 năm một lần, mỗi lần ít nhất 8 giờ.

C. Ít nhất 2 năm một lần, mỗi lần ít nhất 16 giờ.

D. Ít nhất 1 năm một lần, mỗi lần ít nhất 8 giờ.

Câu 2: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: thời hạn điều tra đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động như thế nào?

A. Không quá 7 ngày làm việc.

B. Không quá 20 ngày làm việc.

C. Không quá 15 ngày làm việc đối với vụ TNLĐ cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y.

D. Không có câu nào đúng.

Câu 3: Theo Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định: Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC phải thể hiện các nội dung cơ bản nào sau đây:

A. Sơ đồ chỉ dẫn phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.

B. Sơ đồ chỉ dẫn phải quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.

C. Tất cả các câu đều đúng.

Câu 4: Luật PC&CC qui định Trách nhiệm PCCC là của ai?

A. Lực lượng cảnh sát PCCC, UBND các cấp, tổ chức và hộ gia đình

B. Ban điều hành tổ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp, Đội PCCC cơ sở

C. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

D. UBND các cấp, Chủ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình

Câu 5: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: người lao động không có nghĩa vụ làm việc gì sau đây:

A. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

B. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp.

C. Tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng.

D. Đóng góp tiền để mua trang phục BHLĐ, trang bị bảo vệ các nhân bổ sung.

Câu 6: Theo Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định: về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do ai cấp, có giá trị và thời hạn thế nào?

A. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, có giá trị trong phạm vi cả nước và thời hạn sử dụng là 2 năm.

B. Do Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh cấp, có giá trị trong phạm vi của tỉnh và thời hạn sử dụng là 2 năm.

C. Do Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, có giá trị trong phạm vi của tỉnh và thời hạn sử dụng là 2 năm.

D. Do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, có giá trị trong phạm vi cả nước và thời hạn sử dụng là 2 năm.

Câu 7: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ quy định về tổ chức Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?

A. Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đều thành lập Thanh tra AT-VSLĐ.

B. Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương và cấp tỉnh.

C. Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương.

D. Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương, cấp tỉnh và các cơ sở sản xuất kinh doanh có các công việc nguy hiểm, độc hại.

Câu 8: Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực hiện như thế nào?

A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.

B. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

C. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở.

D. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người.

Câu 10: Dây dẫn cấp điện cho hệ thống chiếu sáng và dây dẫn cấp điện cho máy động lực:

A. Dây điện đèn và dây điện máy đi chung trong một ống.

B. Được đi chung nhiều dây trong một ống nhưng dây phải được bọc cách điện.

C. Không được đi chung trong một ống.

D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.

Câu 11: Tại Nghị định 95//2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực pháp luật lao động. Hành vi nào của người sử dụng lao động thực hiện đã vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động?

A. Không giảm thời gian làm việc cho người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

B. Buộc người lao động làm thêm giờ mà không có thoả thuận.

C. Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.

D. Tất cả các câu đều đúng.

Câu 13: Khi nào quyết định dừng việc cứu chữa nạn nhân bị điện giật:

A. Khi nạn nhân đã hồi tỉnh, nhịp tim và hơi thở đã bình thường

B. Có ý kiến cho dừng của Y, Bác sỹ.

C. Cả hai ý A,B đều sai.

D. Cả ý A và B đều đúng.

Câu 14: Trong Luật phòng cháy và chữa cháy, khái niệm “cháy” được hiểu như thế nào?

A. Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.

B. Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.

C. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.

D. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.

Câu 17: Trong Luật phòng cháy chữa cháy quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm:

A. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người; gây thiệt hại đến tài sản của Nhà Nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội.

B. Cản trở các hoạt động phòng cháy chữa cháy, chống người thi hành công vụ phòng cháy chữa cháy

C. Lợi dụng hoạt động phòng cháy chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

D. Tất cả các câu trên đều bị nghiêm cấm.

Câu 18: Phương pháp hô hấp nhân tạo đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu ngồi ở vị trí nào:

A. Một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi. Người cứu ngồi phía đầu, cách đầu 20-30 cm.

B. Một người ngồi cạnh đầu nạn nhân, người kia xoạc chân 2 bên ngực nạn nhân.

C. Hai người muốn ngồi đâu cũng được, làm sao cho thực hiện được động tác.

D. Có thể chọn 1 trong 3 ý trên.

Câu 19: Vệ sinh lao động là?

A. Giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động

B. Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động

Câu 21: Đường dây điện hạ thế đi trong nhà, không được dùng loại dây:

A. Dây trần đi trên sứ cách điện.

B. Dây đồng bọc cách điện bằng cao su.

C. Dây nhôm bọc cách điện bằng cao su.

D. Dây mềm (Soupe).

Câu 22: Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ làm thêm trong mỗi ngày đối với từng loại công việc của người lao động được quy định như thế nào?

A. Không được vượt quá 30% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày.

B. Không được vượt quá 40% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày.

C. Không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày.

D. Không được vượt quá 60% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày.

Câu 24: Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong quá trình lao động là:

A. Người lao động chưa được huấn luyện ATVSLĐ, vi phạm các quy định về ATVSLĐ, điều kiện lao động không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

B. Do trạng thái tâm sinh lý hoặc ý thức người lao động, không trang bị bảo vệ cá nhân hoặc trang bị không đầy đủ và đúng chất lượng.

C. Cả 2 câu A, B sai.

D. Cả 2 câu A, B đúng.

Câu 25: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại, người sử dung lao động phải được thực hiện như thế nào?

A. Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất 1 năm 1 lần.

B. Phải kiểm tra các hiện tượng bất thường và có biện pháp xử lý ngay.

C. Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất 2 năm 1 lần và theo dõi để có biện pháp xử lý.

D. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên