Câu hỏi: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại, người sử dung lao động phải được thực hiện như thế nào?
A. Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất 1 năm 1 lần.
B. Phải kiểm tra các hiện tượng bất thường và có biện pháp xử lý ngay.
C. Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất 2 năm 1 lần và theo dõi để có biện pháp xử lý.
D. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Câu 1: Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương của người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là thời giờ nào?
A. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 30 phút.
B. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 45 phút.
C. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 60 phút.
D. Không có ý nào đúng.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Tại Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội quy định: thời giờ làm việc trong điều kiện làm việc bình thường trong một tuần không quá bao nhiêu giờ?
A. 40 giờ
B. 56 giờ
C. 48 giờ
D. Không câu nào đúng
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương của người lao động nữ trong thời gian hành kinh là thời giờ nào.
A. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 20 phút.
B. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 30 phút.
C. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 60 phút.
D. Không có câu nào đúng.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 4: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: người lao động không có nghĩa vụ làm việc gì sau đây:
A. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
B. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp.
C. Tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng.
D. Đóng góp tiền để mua trang phục BHLĐ, trang bị bảo vệ các nhân bổ sung.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Tại Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội quy định: người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành, thì thời giờ làm việc bình thường không quá bao nhiêu giờ trong ngày?
A. 06 giờ
B. 04 giờ
C. 08 giờ
D. 10 giờ
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Theo Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định: về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do ai cấp, có giá trị và thời hạn thế nào?
A. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, có giá trị trong phạm vi cả nước và thời hạn sử dụng là 2 năm.
B. Do Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh cấp, có giá trị trong phạm vi của tỉnh và thời hạn sử dụng là 2 năm.
C. Do Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, có giá trị trong phạm vi của tỉnh và thời hạn sử dụng là 2 năm.
D. Do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, có giá trị trong phạm vi cả nước và thời hạn sử dụng là 2 năm.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 3
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận