Câu hỏi: Trong Luật phòng cháy và chữa cháy, khái niệm “cháy” được hiểu như thế nào?
A. Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
C. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
D. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.
Câu 1: Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực hiện như thế nào?
A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.
B. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
C. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở.
D. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: người lao động không có nghĩa vụ làm việc gì sau đây:
A. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
B. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp.
C. Tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng.
D. Đóng góp tiền để mua trang phục BHLĐ, trang bị bảo vệ các nhân bổ sung.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Tại Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội quy định: người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành, thì thời giờ làm việc bình thường không quá bao nhiêu giờ trong ngày?
A. 06 giờ
B. 04 giờ
C. 08 giờ
D. 10 giờ
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương của người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là thời giờ nào?
A. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 30 phút.
B. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 45 phút.
C. Thời giờ nghỉ mỗi ngày làm việc 60 phút.
D. Không có ý nào đúng.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Tại Nghị định 95//2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực pháp luật lao động. Hành vi nào của người sử dụng lao động thực hiện đã vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động?
A. Không giảm thời gian làm việc cho người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
B. Buộc người lao động làm thêm giờ mà không có thoả thuận.
C. Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
D. Tất cả các câu đều đúng.
30/08/2021 4 Lượt xem
Câu 6: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: thời hạn điều tra đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động như thế nào?
A. Không quá 7 ngày làm việc.
B. Không quá 20 ngày làm việc.
C. Không quá 15 ngày làm việc đối với vụ TNLĐ cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y.
D. Không có câu nào đúng.
30/08/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 3
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án
- 398
- 0
- 25
-
44 người đang thi
- 413
- 0
- 25
-
26 người đang thi
- 371
- 6
- 25
-
96 người đang thi
- 236
- 0
- 24
-
39 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận