Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 16

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 16

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 110 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 16. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Người chỉ huy trực tiếp được phép đồng thời vừa làm việc, vừa giám sát an toàn trong trường hợp nào?

A. Làm việc ở thiết bị điện hạ áp đã cắt hết điện

B. Tuỳ theo nhiệm vụ công việc, điều kiện làm việc

C. Tuỳ theo nhiệm vụ công việc, điều kiện làm việc và số lượng nhân viên đơn vị công tác

D. Cả a và c

Câu 3: Nghỉ giải lao trong khi làm việc, nếu cắt điện từng phần hoặc không cắt điện thì:

A. Tất cả mọi người trong đơn vị công tác phải ra khỏi phạm vi làm việc, trong mọi trường hợp đơn vị quản lý vận hành có thể thay đổi các biện pháp an toàn.

B. Tất cả mọi người trong đơn vị công tác phải ra khỏi phạm vi làm việc, các biện pháp an toàn phải được giữ nguyên.

C. Tất cả mọi người trong đơn vị công tác phải ra khỏi phạm vi làm việc, trong mọi trường hợp đơn vị công tác có thể thay đổi các biện pháp an toàn.

D. Cả a, b và c.

Câu 4: Nghỉ giải lao trong khi làm việc, nếu cắt điện từng phần hoặc không cắt điện thì:

A. Sau khi nghỉ xong, nếu chưa có mặt người CHTT, người GSAT điện (nếu có) thì không nhân viên nào được tự ý vào nơi làm việc.

B. Sau khi nghỉ xong,  nhân viên đơn vị công tác có thể vào làm việc khi chưa có mặt người CHTT, người GSAT điện (nếu có) để tranh thủ thời gian sớm hoàn thành công việc.

C. Sau khi nghỉ xong,  nhân viên đơn vị công tác có thể vào làm việc khi chưa có mặt người CHTT, người GSAT điện (nếu có) khi được nhân viên đơn vị quản lý vận hành cho phép.

D. Cả a, b và c.

Câu 5: Khi nghỉ giải lao, việc đóng điện khôi phục thiết bị đang sửa chữa là:

A. Tuyệt đối cấm.

B. Trong trường hợp đặc biệt đơn vị QLVH có thể đóng điện lại thiết bị này khi biết chắc chắn thiết bị đó vẫn đủ tiêu chuẩn vận hành, không còn người đang làm việc, không gây nguy hiểm và mất an toàn cho đơn vị công tác khác có liên quan (nếu có) nhưng phải làm các biện pháp: (1) Tháo các biển báo, rào chắn tạm thời (nếu có) và các nối (tiếp) đất. Đặt lại rào chắn cố định và treo biển báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người” thay cho biển báo “Làm việc tại đây!”.  (2) Phải cử người thường trực tại chỗ để báo cho người CHTT, người GSAT điện (nếu có) và nhân viên đơn vị công tác biết là thiết bị đã được đóng điện, không được phép làm việc ở đó nữa.

C. Trong trường hợp đặc biệt đơn vị QLVH có thể đóng điện lại thiết bị này khi biết chắc chắn thiết bị đó vẫn đủ tiêu chuẩn vận hành, không còn người đang làm việc, không gây nguy hiểm và mất an toàn cho đơn vị công tác khác có liên quan (nếu có) nhưng phải chờ khoá Phiếu công tác.

D. Cả a, b và c.

Câu 6: Khi làm việc lần lượt ở nhiều nơi trên cùng một lộ, một đường dây, đoạn đường dây với 01 phiếu công tác thì phải thực hiện như thế nào là đúng quy định:

A. Những nơi sẽ làm việc phải được nhân viên vận hành thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc, được người cho phép giao và chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp từ khi bắt đầu công việc

B. Người chỉ huy trực tiếp và toàn đơn vị công tác chỉ được làm việc ở một nơi (vị trí) xác định trong số các nơi nói trên

C. Cấm thực hiện “Di chuyển nơi làm việc” mà khi đến nơi làm việc tiếp theo phải thực hiện cắt điện

D. Cả a, b và c

Câu 7: Ở nơi có nhân viên trực vận hành thường xuyên, khi di chuyển đến vị trí làm việc tiếp theo trong một phiếu công tác, cần phải tổ chức cho phép như thế nào?

A. Không cần làm thủ tục cho phép

B. Do người cho phép tiến hành thủ tục cho phép làm việc

C. Có sự thống nhất giữa đơn vị làm công việc với đơn vị quản lý vận hành

D. Cả a, b và c

Câu 8: Khi di chuyển mà ở nơi làm việc tiếp theo không được cắt điện hoặc phải thực hiện cắt điện, hay có cấp điện áp khác, thì phải làm thủ tục như thế nào?

A. Do người cho phép tiến hành thủ tục cho phép làm việc

B. Cho phép làm việc theo phiếu công tác mới

C. Có sự thống nhất giữa đơn vị làm công việc với đơn vị quản lý vận hành

D. Có sự thống nhất giữa đơn vị làm công việc với đơn vị quản lý vận hành về những nơi (vị trí) sẽ di chuyển trong quá trình làm công việc và phải được sự chỉ dẫn chi tiết từ ban đầu của người cho phép.

Câu 9: Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc đơn vị công tác phải:

A. Thu dọn nơi làm việc, lối đi; tháo gỡ biển báo, rào chắn, nối (tiếp) đất.

B. Thu dọn nơi làm việc, lối đi; giữ nguyên biển báo, rào chắn, nối (tiếp) đất. Trong mọi trường hợp người CHTT được giữ  lại Phiếu công tác.

C. Thu dọn nơi làm việc, lối đi; giữ nguyên biển báo, rào chắn, nối (tiếp) đất. Người CHTT phải giao lại Phiếu công tác và những việc liên quan cho người cho phép, đồng thời hai bên phải cùng ký vào phiếu.

D. Cả a, b và c.

Câu 10: Nghỉ hết ngày làm việc và khi bắt đầu công việc ngày tiếp theo thì:

A. Người CHTT phân công nhân viên vào vị trí làm việc.

B. Người cho phép kiểm tra lại các biện pháp an toàn và cho phép đơn vị công tác vào làm việc.

C. Người cho phép và người CHTT phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn và thực hiện thủ tục cho phép làm việc, ghi và ký vào Mục 5 của Phiếu công tác.

D. Cả a, b và c.

Câu 11: Nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu công việc ngày tiếp theo, trường hợp làm việc trên đường dây, nếu nơi làm việc ở quá xa nơi trực và có sự thống nhất từ trước giữa đơn vị làm công việc với đơn vị quản lý vận hành thì:

A. Người CHTT được giữ lại Phiếu công tác. Đến ngày làm việc tiếp theo, người CHTT phân công nhân viên đơn vị công tác vào làm việc.

B. Người CHTT được giữ lại Phiếu công tác, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc Trưởng ca trực vận hành) biết và ghi vào Phiếu công tác (bản mà người cho phép hoặc Trưởng ca trực vận hành giữ), số nhật ký vận hành .Đến ngày làm việc tiếp theo, người CHTT chỉ được phân công nhân viên đơn vị công tác vào làm việc sau khi đã kiểm tra các biện pháp an toàn đã đủ và đúng theo yêu cầu công việc.

C. Người CHTT được giữ lại Phiếu công tác. Đến ngày làm việc tiếp theo, người người cho phép đến làm thủ tục ccho phép làm việc.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 12: Việc thay đổi nhân viên đơn vị công tác do:

A. Người cấp phiếu công tác hoặc người lãnh đạo công việc quyết định. Khi những người này vắng mặt thì do người có quyền cấp phiếu công tác quyết định.  

B. Những người có trách nhiệm cử nh sau: Đối với các đơn vị trực thuộc, các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhân viên đơn vị công tác do người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhân viên của đơn vị làm công việc cử; đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác nhân viên đơn vị công tác do người sử dụng lao động (hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền) của đơn vị làm công việc cử.

C. ATVSV quyết định, đồng thời phải thông báo với người CHTT và người cấp Phiếu công tác.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 13: Khi làm xong công việc, người chỉ huy trực tiếp phải:

A. Ghi, ký vào mục 6.1, của Phiếu công tác, trao trả nơi làm việc và Phiếu công tác cho người cho phép để tiếp nhận, kiểm tra nơi làm việc.

B. Cho nhân viên đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc; Ghi, ký vào mục 6.1, của Phiếu công tác, trao trả nơi làm việc và Phiếu công tác cho người cho phép để tiếp nhận, kiểm tra nơi làm việc.

C. Cho đơn vị công tác thu dọn, vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những việc có liên quan. Sau đó, chỉ huy tháo tiếp đất, rút những biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm (nếu có) và cho nhân viên đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc tập kết ở vị trí an toàn. Cuối cùng, người chỉ huy trực tiếp mới được ghi, ký vào mục 6.1, của Phiếu, trao trả nơi làm việc và Phiếu công tác cho người cho phép để tiếp nhận, kiểm tra nơi làm việc.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 14: Khi kết thúc công việc, trong quá trình kiểm tra chất lượng, nếu phát hiện thấy có thiếu sót phải sửa chữa lại ngay, người CHTT phải:

A. Cấp Phiếu công tác mới.

B. Thực hiện theo đúng quy định về “Thủ tục cho phép làm việc” như đối với công việc mới. Việc làm bổ sung này, không phải cấp Phiếu công tác mới nhưng phải ghi thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm vào Mục 5 của Phiếu công tác.

C. Phân công nhân viên vào lại nơi làm việc và sửa chữa, khắc phục ngay .

D. Cả a, b và c.

Câu 15: Khi kết thúc công việc, nếu đã có lệnh tháo tiếp đất thì:

A. Cấm mọi người trong đơn vị công tác tự ý vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cư việc gì.

B. Nhân viên đơn vị công tác có thể tự vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị để lấy dụng cụ, phương tiện bỏ quên rồi ra ngay.

C. Nhân viên đơn vị công tác có thể tự vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị nếu phát hiện thấy thiếu sót phải sửa chữa lại ngay.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 16: Việc trao trả nơi làm việc, khóa phiếu và đóng điện phải thực hiện như thế nào là đúng quy định:

A. Bàn giao trao trả nơi làm việc, khóa phiếu phải được tiến hành trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị quản lý vận hành thiết bị

B. Người chỉ huy trực tiếp ký vào mục 6.1 kết thúc công tác. Người cho phép sau khi kiểm tra lại tại nơi làm việc không còn tiếp đất di động (nếu có) đảm bảo an toàn mới được ký khóa phiếu vào mục 6.2

C. Người cho phép phải thực hiện những việc của nhân viên vận hành (nếu được giao), báo cáo Trưởng ca (Trưởng kíp, Trực chính) ca trực vận hành nội dung công việc đã thực hiện

D. Cả a, b và c

Câu 17: Bàn giao trao trả nơi làm việc, khóa phiếu phải được tiến hành như thế nào?

A. Thông qua việc hẹn giờ với đơn vị quản lý vận hành thiết bị

B. Đơn vị công tác trả qua điện thoại với đơn vị quản lý vận hành thiết bị

C. Trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị quản lý vận hành thiết bị

D. Trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác

Câu 18: Khi nhận lại nơi làm việc, người cho phép ký khóa phiếu công tác lúc nào?

A. Trước khi tháo tiếp đất di động

B. Sau khi đã đặt lại đủ rào chắn cố định và biển báo vận hành

C. Trước khi kiểm tra lại tại nơi làm việc không còn tiếp đất di động, đảm bảo an toàn

D. Sau khi kiểm tra lại tại nơi làm việc không còn tiếp đất di động, đảm bảo an toàn

Câu 19: Sau khi đã ký khóa phiếu để nhận lại nơi làm việc, người cho phép còn có nhiệm vụ gì?

A. Đã hoàn thành nhiệm vụ

B. Báo cáo trưởng ca ca trực vận hành nội dung công việc đã thực hiện

C. Đóng cầu dao hoặc máy cắt khôi phục lại điện vào thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành

D. Đóng cầu dao hoặc máy cắt khôi phục lại điện vào thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành sau khi đã kiểm tra cùng với người chỉ huy trực tiếp

Câu 20: Với thiết bị điện đã cắt điện để làm việc, được thao tác đóng điện lại với điều kiện gì?

A. Tất cả các phiếu công tác có liên quan đã được khoá

B. Thiết bị sẽ đóng điện đã tuyệt đối an toàn

C. Cả a và b

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 21: Thao tác đóng điện vào thiết bị đã cắt điện khi làm việc phải được thực hiện như thế nào là đúng quy định:

A. Đã khóa phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn

B. Nơi (thiết bị) làm việc đã cất biển báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có), đặt lại rào chắn cố định

C. Tại nơi trực vận hành của đơn vị quản lý vận hành đã tháo hết các dấu hiệu báo có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ. Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo quy định

D. Cả a, b và c

Câu 22: Thao tác đóng điện vào thiết bị đã cắt điện khi làm việc được thực hiện khi:

A. Phiếu công tác đã được khóa

B. Tất cả các phiếu công tác đã được khóa- nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác

C. Đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn

D. Cả a, b và c

Câu 23: Tổ chức khảo sát, lập biên bản hiện trường thuộc trách nhiệm của:

A. Đơn vị quản lý vận hành.

B. Đơn vị làm công việc, với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị quản lý vận hành có liên quan và đơn vị điều độ (khi có yêu cầu của đơn vị quản lý vận hành). Người đi khảo sát phải có trình độ an toàn ít nhất tương đương với người cho phép vào làm việc.

C. Đơn vị làm công việc, với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị quản lý vận hành có liên quan và đơn vị điều độ (khi có yêu cầu của đơn vị quản lý vận hành). Người đi khảo sát phải là những người sẽ được cử làm người CHTT, người LĐCV và người GSATĐ (nếu có) của đơn vị công tác.

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 24: Trường hợp, nếu công việc có liên quan đến thiết bị của từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên thì khi khảo sát, lập biên bản hiện trường, quy định nào sau đây đúng?

A. Các đơn vị QLVH thống nhất cử người đại diện cho phép vào làm việc.

B. Đơn vị làm công việc và các đơn vị quản lý vận hành phải thống nhất, làm rõ trách nhiệm của từng bên, sao cho khi tổ chức triển khai công việc đảm bảo tuyệt đối an toàn.

C. Đơn vị làm công việc khảo sát, lập biên bản hiện trường riêng với từng đơn vị QLVH.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 25: Việc lập tiến độ và tổ chức các đơn vị công tác phù hợp với công việc, điều kiện thực tế của hiện trường thuộc trách nhiệm của:

A. Đơn vị làm công việc, có thống nhất với các đơn vị quản lý vận hành có liên quan.

B. Đơn vị quản lý vận hành.

C. Đơn vị điều độ.

D. Cả a và b.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên