Câu hỏi:
Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng
A. Đột biến gen có hại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. Đột biến gen có thể tạo ra alen mới trong quần thể.
C. Đột biến gen một khi đã phát sinh sẽ được truyền cho thế hệ sau.
D. Đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit.
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gen?
A. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN
B. Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau
C. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trên phân tử ADN
D. Đột biến gen khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Gen A có chiều dài 476nm và có 3400 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 4797 nucleotit loại adenin và 3603 nucleotit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:
A. Thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T
B. Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X
C. Mất một cặp A-T
D. Mất một cặp G-X
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Những đột biến nào là đột biến dịch khung
A. Mất một cặp nuclêôtit
B. Thêm hai cặp nuclêôtit
C. Thêm một cặp nuclêôtit
D. Cả 3 đột biến trên
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Đột biến gen là gì?
A. Tạo ra những alen mới;
B. Sự biến đổi của một hay một số cặp nuclêôtit trong gen;
C. Sự biến đổi của 1 nuclêôtit trong gen;
D. Tạo nên những kiểu hình mới;
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là?
A. Đột biến số lượng NST.
B. Đột biến cấu trúc NST.
C. Đột biến điểm
D. Thể đột biến
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số liên kết hydrô trong gen nhưng không làm tăng số nuclêôtit của gen?
A. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X
B. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T
C. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T
D. Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X
30/11/2021 0 Lượt xem
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận