Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Quy luật phân ly độc lập (P1)

Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Quy luật phân ly độc lập (P1)

  • 30/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 310 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Quy luật phân ly độc lập (P1). Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc Nghiệm Tổng Hợp Sinh Học 12 (Có Đáp Án). Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1:

Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ ………. khác nhau về…….cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này………vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.

A.    Cùng loài; hai; phụ thuộc

B.    Thuần chủng; hai; phụ thuộc

C.    Thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc

D.    Cùng loài; hai hay nhiều; không phụ thuộc

Câu 2:

Nội dung tóm tắt của quy luật phân li độc lập là

A.    Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau

B.    P thuần chủng, F1 đồng trội, F2 phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1

C.    P khác nhau n cặp tính trạng, F2 có 3n kiểu gen

D.    Các gen không ở trên cùng 1 NST

Câu 12:

Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là:

A.    Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

B.    Bố mẹ phải thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

C.    Số lượng con lai phải lớn.

D.    Các gen quy định tính trạng phải nằm trên NST thường

Câu 13:

Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân li độc lập là:

A.    Các giao tử và hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng

B.    Sự phân li các NST là như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh

C.    Số lượng cá thể ở thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác

D.    Mỗi cặp gen phải nằm trên những NST tương đồng khác nhau

Câu 14:

Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì:

A.    Thường xảy ra hoán vị gen trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

B.    Chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.

C.    Dễ phát sinh đột biến dưới tác động của các nhân tố gây đột biến.

D.    Chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân tạo giao tử.

Câu 15:

Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

A.    Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể(NST) tương đồng

B.    Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối

C.    Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng

D.    Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh

Câu 16:

Ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập là?

A.    Dự đoán trước được kết quả lai

B.    Giải thích sự đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên

C.    Tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt

D.    Cả ba ý trên

Câu 17:

Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẽ có:

A.    4 kiểu hình : 9 kiểu gen;

B.    4 kiểu hình: 12 kiểu gen;

C.    8 kiểu hình: 12 kiểu gen;

D.    8 kiểu hình: 27 kiểu gen;

Câu 20:

Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

A.    AabbDd ×AaBbdd

B.    AaBbDd × AaBbDd

C.    Aabbdd × AaBbdd

D.    aabbDd × AaBbdd

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Quy luật phân ly độc lập (P1)
Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh