Câu hỏi: Điện tích Q = - 5μC đặt trong không khí. Độ lớn của vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M cách nó 30cm có giá trị nào sau đây?
A. 1500 kV/m
B. 500 kV/m
C. 1500 V/m
D. 500 V/m
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vectơ cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực.
B. Trong môi trường điện môi đẳng hướng, cường độ điện trường giảm ε lần so với trong chân không.
C. Đơn vị đo cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m).
D. a, b, c đều đúng.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Gắn cố định điện tích q1 ở A, q2 ở B. Điện trường triệt tiêu tại điểm M nằm trên đường thẳng AB, nhưng ở ngoài đoạn thẳng AB, về phía A. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. q1, q2 trái dấu và |q1| > |q2|.
B. q1, q2 cùng dấu và |q1| < |q2|.
C. q1, q2 cùng dấu và |q1| > |q2|.
D. q1, q2 trái dấu và |q1| < |q2|.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Gắn cố định hai điện tích điểm cùng độ lớn tại hai điểm A, B. Xét điểm M trên đoạn thẳng AB. Gọi E và là cường độ điện trường tại M khi hai điện tích cùng dấu; là E’ khi hai điện tích trái dấu. So sánh E và E’.
A. E < E’
B. E > E'
C. E = E’
D. A, B, C đều có thể xảy ra.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 4: Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau, cùng khối lượng 0,1 g treo ở hai dây, mỗi dây dài 10 cm trong không khí, song song, hai quả cầu tiếp xúc nhau. Cho chúng tích điện q như nhau thì hai dây hợp với nhau góc 2α = 10014’. Lấy g = 10 m/s2 . Bán kính của chúng rất nhỏ so với chiều dài dây. Trị số q là:
A. 1,8.10-9 C
B. 3,6.10-9 C
C. 1,8.10-8 C
D. 0,9.10-9 C
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Đặt 5 viên bi nhỏ lên mặt bàn trơn nhẵn rồi buông ra thì cả 5 viên bi nằm yên. iết rằng 4 viên tích điện q < 0 như nhau nằm ở 4 đỉnh hình vuông. Viên còn lại thì nằm ở giao điểm hai đường chéo và:
A. mang dấu dương, độ lớn tuỳ ý.
B. mang dấu âm, độ lớn tuỳ ý.
C. mang dấu dương, độ lớn: \(\left| q \right|\frac{{2\sqrt 2 + 1}}{4}\)
D. có giá trị tùy ý.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Đặt điện tích – Q cố định tại gốc hệ tọa độ Oxy. So sánh độ lớn E của vectơ cường độ điện trường tại hai điểm A(5, 0); B(–2, –3).
A. EA = EB
B. EA > EB
C. EA < EB.
D. EA = 2EB.
30/08/2021 3 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương - Phần 10
- 4 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án
- 986
- 28
- 25
-
46 người đang thi
- 541
- 6
- 25
-
94 người đang thi
- 714
- 9
- 25
-
15 người đang thi
- 399
- 2
- 25
-
63 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận