Câu hỏi: Có cuộc thoại: Chàng trai - “Nếu em lấy anh thì anh sẽ không để cho em phải khổ”. Cô gái -“Vậy, anh muốn nói rằng, nếu không lấy anh thì đời em sẽ khổ chứ gì?”. Kết luận của cô gái rút ra dựa trên suy luận gì, có hợp logic không?
A. Tam đoạn luận tĩnh lược, hợp logic.
B. Diễn dịch trực tiếp, hợp logic.
C. Diễn dịch trực tiếp, không hợp logic.
D. Kiểu đổi chỗ, không hợp logic.
Câu 1: P nói: “… xin thưa để cho rõ rằng, nếu mọi người đều trở thành học giả hay làm ông lớn cả thì lấy ai đi cày hay buôn bán nữa. Rồi nhân loại chết đói hết”. Q cố bác bẻ: “Nhưng nếu ai cũng đi cày hay đi buôn cả thì còn ai thông hiểu học vấn nữa. Rồi nhân loại dốt hết”. Suy luận rút gọn của P và Q là suy luận gì, có hợp logic không?
A. TĐL kéo theo, hình thức khẳng định, hợp logic.
B. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, hợp logic.
C. TĐL kéo theo, hình thức khẳng định, không hợp logic.
D. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, không hợp logic.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: “Không hiệp ý thì đã chẳng đến đây; đã đến đây tức là không ai không hiệp ý”. Đoạn văn này thể hiện suy luận gì? Có hợp logic không?
A. Tam đoạn luận (TĐL) kéo theo thuần tuý, bớt kết luận, hợp logic.
B. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, bớt kết luận, hợp logic.
C. TĐL kéo theo thuần tuý, bớtđại tiền đề, không hợp logic.
D. Diễn dịch trực tiếp kiểu kéo theo, hợp logic.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Xác định cặp khái niệm có quan hệ đồng nhất trong các cặp khái niệm sau:
A. “Nhà tư bản” và “Kẻ bóc lột giá trị thặng dư”.
B. “Doanh nghiệp cơ khí” và “Doanh nghiệp thủ công”.
C. “Giám đốc” và “Cử nhân kinh tế”.
D. “Doanh nghiệp” và “Công ty lương thực”.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Có ba ông thợ cắt tóc X, Y, Z (một ông thợ giỏi, một ông thợ trung bình, một ông thợ vụng) tháng nào cũng cắt tóc cho nhau. Hãy cho biết tay nghề của từng ông thợ, nếu quan sát thấy: Tháng đầu, đầu ông X được cắt trung bình, đầu ông Y được cắt đẹp, đầu ông Z bị cắt xấu. Tháng sau, đầu ông X được cắt đẹp, đầu ông Y bị cắt xấu, đầu ông Z được cắt trung bình.
A. X – thợ cắt đẹp; Y – thợ cắt trung bình; Z – thợ cắt xấu.
B. Z – thợ cắt đẹp; X – thợ cắt trung bình; Y – thợ cắt xấu.
C. Y – thợ cắt trung bình; Z – thợ cắt đẹp; X – thợ cắt xấu.
D. Y – thợ cắt đẹp; Z – thợ cắt trung bình; X – thợ cắt xấu.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Ba bạn X, Y và Z thỏa thuận với nhau như sau: 1) Nếu X không tán thành một vấn đề nào đó thì Y cũng không tán thành vấn đề đó; 2) Nếu X tán thành một vấn đề nào đó thì cả Y lẫn Z đều phải tán thành vấn đề đó. Hỏi, nếu Y tán thành một vấn đề nào đó thì Z có tán thành vấn đề đó hay không?
A. Tán thành, khi X tán thành.
B. Không tán thành, khi X không tán thành.
C. Tán thành, khi X không tán thành.
D. Không tán thành, khi X tán thành.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: “Vợ tôi là đàn bà; cô là đàn bà; vậy, cô là vợ tôi”. Kết luận sai lầm này có thể bác bỏ bằng cách nào?
A. Chỉ ra luận cứ không chân thực.
B. Chỉ ra luận cứ không là lý do đầy đủ.
C. Chỉ ra lập luận không hợp lôgích.
D. Cả A, B, C đều đúng.
30/08/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 2
- 12 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án
- 656
- 23
- 30
-
74 người đang thi
- 529
- 8
- 30
-
88 người đang thi
- 328
- 7
- 30
-
75 người đang thi
- 334
- 7
- 30
-
78 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận