Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án - Phần 23

Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án - Phần 23

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 177 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án - Phần 23. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn nào dưới đây?

A. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. 

B. Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. 

C. Điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện 

D. Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của người dân.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước? 

A. Bộ máy hành chính là hệ thống cơ quan dịch vụ. 

B. Bộ máy hành chính có cơ cấu tổ chức hiện đại. 

C. Bộ máy hành chính thu hút nguồn lực xã hội vào phát triển. 

D. Bộ máy hành chính hoạt động thường xuyên, liên tục. 

Câu 3: Phương án nào dưới đây đúng với cơ cấu tổ chức Chính phủ?

A. Các Bộ, các cơ quan ngang bộ. 

B. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. 

C. Thủ tướng, các phó Thú tướng, các Bộ trưởng 

D. Thủ tướng, các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Câu 4: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm nào sau đây?

A. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm, quản lý. 

B. Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ.

C. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản của ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản của ngành, lĩnh vựa được phân công. 

D. Kiến nghị với Thủ tưởng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật 

Câu 5: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ?

A. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 

B. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 

C. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; cho từ chức, đình chỉ công tảc, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc. 

D. Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là định hướng cải cách bộ máy hành chính ở nước ta?

A. Cần có tầm nhìn chiến lược đối với cải cách bộ máy hành chính. 

B. Tăng cường hiện đại hóa trong cơ quan hành chính nhà nước.

C. Phân biệt rõ chúc năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính theo chiều dọc và chiều ngang. 

D. Xác định rõ về mối quan hệ giữa các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật với cơ quan thực thi chính sách, pháp luật. 

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?

A. Quan điểm phát triển; 

B. Quan điểm nhân văn; 

C. Quan điểm hiệu quả kinh tế 

D. Quan điểm hệ thống đồng bộ. 

Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển đất nước?

A. Thực hiện sự công bằng trong phân phối và thu nhập theo nguyên tắc phân phối theo lao động 

B. Nâng cao vai trò của cán bộ, công chức. 

C. Phát triển các trung tâm tư vấn xã hội. 

D. Hoạch định chính sách về bảo vệ môi trường. 

Câu 9: Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm:

A. Chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện. 

B. Chính quyền địa phương ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 

C. Chính quyền địa phương ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương 

D. Chính quyền địa phương ở phường, thị trấn.

Câu 10: Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền đình chỉ và bãi bỏ việc thi hành văn bản trái pháp luật của chủ thể nào sau đây?

A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 

B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. 

C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện. 

D. Hội đồng nhân dân cấp huyện

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng với yêu cầu kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước?

A. Nắm vững nội dung của vấn đề cần ban hành văn bản. 

B. Nội dung văn bản phải cụ thể. 

C. Nội dung văn bản có nhiều phương án áp dụng. 

D. Đảm bảo cho văn bản ban hành đúng thể thức.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không thuộc quy trình soạn thảo văn băn quản lý nhà nước?

A. Đề xuất sang kiến xây dựng văn bản và xác định nội dung, đối tượng tác động văn bản 

B. Lựa chọn tên loại văn bản. 

C. Xác định mục tiêu văn bản. 

D. Lựa chọn thông tin cho văn bản. 

Câu 13: Phương án nào dưới đây không thuộc yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước?

A. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lý nhà nước phải phù hợp với chức năng của từng loại văn bản. 

B. Ngôn ngữ dùng trong văn bản quản lý nhà nước phải chuẩn mực. 

C. Ngôn ngữ dùng trong văn bản quản lý nhà nước phải rõ ràng, cụ thể. 

D. Ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước phải mang tính phổ thông.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phảỉ đặc điểm văn bản qui phạm pháp luật?

A. Việc áp dụng văn bản này làm phát sinh hoặc điều chỉnh các quan hệ pháp lý, quan hệ xã hội; 

B. Có tính chất bắt buộc thi hành; 

C. Được áp dụng nhiều lần. 

D. Phải được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Câu 15: Muốn thành công trong giao tiếp hành chính cần chú ý yếu tố nào sau đây.

A. Xây dựng thông điệp có hiệu quả. 

B. Bảo đảm dòng chảy thông tin thông suốt trong tổ chức. 

C. Hiểu biết về môi trường xã hội khi giao tiếp. 

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 16: Giao tiếp hành chính cần tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây? 

A. Đảm bảo hài hòa các nhóm lợi ích. 

B. Tầm quan trọng của các quy pham khách quan. 

C. Coi trọng ảnh hưởng của các mối quan hệ. 

D. Tất cả các nguyên tắc trên.

Câu 17: Nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 là gì? 

A. Cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế hành chính và cải cách tài chính công. 

B. Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. 

C. Cải cách thể chế hành thính, bộ máy hành chính, đội ngũ công chức và nâng cao chất lượng hành chính. 

D. Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm, cơ bản của văn băn QLNN?

A. Do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo qui định của pháp luật. 

B. Văn bản quản lý nhà nước được ban hành theo trình tự, thủ tục Luật định 

C. Văn bản quản lý nhà nước phải phù hợp với quy định 

D. Nội dung văn bản quản lý nhà nước phản ánh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể ban hành.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của văn bản QLNN? 

A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. 

B. Là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. 

C. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định kháo nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 

D. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy  định khác nhau về  cùng  một  vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau.

Câu 21: Phương án nào dưới đây đúng với thẩm quyền ban hành văn bản của Uỷ ban nhân  dân?

A. Lệnh, quyết định. 

B. Nghị quyết, quyết định. 

C. Quyết định, chỉ thị, thông tư. 

D. Quyết định, chỉ thị

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của Thuế:

A. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện bằng quyền lực của nhà nước 

B. Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế 

C. Thuế là khoản đóng góp mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế 

D. Thuế mang tính pháp lý cao 

Câu 23: Nguyên tắc giải quyết các mặt, các mối quan hệ chủ yếu của nền KTTT định hướng XHCN?

A. Tổ chức và không ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh nghiệp NN cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước 

B. Kết hợp lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giải phóng lực lượng sản xuất, xây dựng lực lượng sản xuất mới kết hợp với củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất.

C. Mang tính cộng đồng cao theo truyền thống của XH VN, hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng, chăm lo làm giàu không chỉ chú trọng cho một số ít người mà cho cả cộng đồng 

D. Sử dụng các định mức KT, các biện pháp đòn bảy, kích thích KT để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các chủ thể KT phát triển sản xuất theo hướng ích nước, lợi nhà. 

Câu 24: Trong các khoản thu sau đây, khoản thu nào không phải khoản thu của NSNN?

A. Thu phí, lệ phí của cơ quan hành chính nhà nước 

B. Viện trợ không hoàn lại của chính phủ Việt Nam 

C. Viện trợ có hoàn lại 

D. Thu phí, lệ phí của đơn vị sự nghiệp công 

Câu 25: Theo luật NSNN, Bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền:

A. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi thường xuyên 

B. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, chi đầu tư phát triển ngân sách 

C. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi trả nợ lãi 

D. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi viện trợ 

Câu 26: Hệ thống NSNN gồm: 

A. Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương 

B. Ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 

C. Ngân sách trung ương 

D. Ngân sách địa phương

Câu 27: Trong quản lý NSNN, bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn: 

A. Lập, trình Chính phủ dự toán NSNN 

B. Lập, trình Quốc hội dự toán NSNN 

C. Quyết định dự toán 

D. Quyết định Thu-Chi NSNN

Câu 28: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc của quản lý NSNN?

A. Nguyên tắc dân chủ 

B. Nguyên tắc thống nhất 

C. Nguyên tắc quy trách nhiệm 

D. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Câu 29: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thuế: 

A. Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế 

B. Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả 

C. Thuế là khoản đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức 

D. Thuế là khoản đóng góp trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện của cá nhân, tổ chức

Câu 30: Sự cần thiết khách quan phải giữ vững định hướng XHCN cho nền KTTT ở nước ta vì: 

A. Định hướng XHCN về bản chất là nhân văn, nhân đạo, công bằng, văn minh; đó là mục tiêu xây dựng và phát triển của XH ta mà Đảng và NN ta đã chọn. 

B. Định hướng XHCN là nguyện vọng của nhân dân ta và nguyện vọng của nhân loại tiến bộ, hợp với thời đại. 

C. KTTT là mô hình phát triển KT phù hợp với sự vận động của các quy luật KT và XH, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều của cải thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân. Vì vậy, trong đổi mới KT, Đảng và NN đã lựa chọn KTTT thay cho mô hình phát triển KT cũ. 

D. Tất cả các ý trên

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm