Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nội vụ có đáp án - Phần 4. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số 73-CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ, trong trường hợp người đại diện cơ quan Lãnh sự nước ngoài từ chối mở túi Lãnh sự thì xử lý thế nào?
A. Báo cáo xin ý kiến của Bộ Ngoại giao
B. Đề nghị Đại sứ quán nước ngoài nhận về
C. Trả lại cho cơ quan có thẩm quyền
D. Trả túi Lãnh sự về nơi xuất phát
Câu 2: Theo quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ, vào năm và ngày lễ nào tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
A. Năm tròn của ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Năm chẵn của ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Năm tròn và năm chẵn của ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4)
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 3: Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định việc đi công tác nước ngoài của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (trừ trường hợp đồng chí này kiêm giữ chức Bí thư tỉnh ủy, thành ủy theo quy định riêng của Bộ Chính trị)?
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao
C. Chủ tịch nước
D. Tất cả đều sai
Câu 4: Theo quy định tại Nghị định số 73-CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ, thời hạn để chuẩn bị rời khỏi Việt Nam quy định đối với thân nhân của viên chức hoặc nhân viên cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự là bao nhiêu ngày kể từ khi Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận được thông báo chính thức của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự về việc viên chức hoặc nhân viên của họ chết?
A. 20 ngày
B. 25 ngày
C. 30 ngày
D. 40 ngày
Câu 5: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm đề xuất với Chính phủ việc đàm phán, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và quyền ưu đãi, miễn trừ đối với các tổ chức quốc tế? .
A. Bộ Ngoại ngoại và Bộ Công an
B. Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao
C. Bộ Ngoại giao
D. Các cơ quan được phân cấp quản lý
Câu 6: Theo quy định tại Nghị định số 73-CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế ?
A. Bộ Công an
B. Bộ Nội vụ
C. Bộ Ngoại giao
D. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội
Câu 7: Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào sau đây có thẩm quyền quyết định việc đi công tác nước ngoài của Chủ tịch UBND cấp tỉnh?
A. Chủ tịch nước
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao
D. Bí thư Tỉnh ủy
Câu 8: Theo quy định tại Nghị định số 73-CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ, trong trường hợp có lý do chính đáng để mở túi Lãnh sự thì việc đó phải được tiến hành như thế nào?
A. Phải có mặt của người đại diện nước ngoài
B. Phải có mặt của người đại diện cơ quan nước ngoài
C. Phải có mặt của người đại diện cơ quan Lãnh sự nước ngoài
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 9: Những nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trong Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
A. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
B. Các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
C. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế
D. a và c đúng
Câu 10: Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, khi xây dựng Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm, có những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, Ủy ban nhân dân tỉnh phải làm gì?
A. Tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan trước khi đưa vào Chương trình hoạt động đối ngoại
B. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo Bộ Ngoại giao trước khi đưa vào Chương trình hoạt động đối ngoại
C. ưa vào Chương trình hoạt động đối ngoại để báo cáo Bộ Ngoại giao
D. Cả a, b, c đều sai
Câu 11: Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ Chương trình hoạt động đối ngoại năm sau cho Bộ Ngoại giao để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt vào thời gian nào?
A. Trước quý IV hàng năm
B. Trước ngày 30 tháng 10 hàng năm
C. Trước ngày 30 tháng 12 hàng năm
D. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm
Câu 12: Theo quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ, vào những năm nào Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh nhân ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Năm chẵn
B. Năm lẻ
C. Năm tròn
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 13: Theo quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ, "Năm chẵn" được hiểu như thế nào?
A. "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "2, 4, 6, 8"
B. "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0"
C. "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5, 10"
D. "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5"
Câu 14: Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam khi tuyển dụng lao động là người Việt Nam phải thông qua cơ quan, tổ chức cá nhân nào?
A. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội
B. Bộ Nội vụ
C. Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao
D. Bộ Ngoại giao
Câu 15: Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc tổ chức và quản lý đoàn đi công tác nước ngoài?
A. Hướng dẫn các đoàn đi công tác trong việc thực hiện các lễ nghi ngoại giao
B. Thông báo nơi đoàn đến hoạt động cho Bộ Ngoại giao trước ít nhất 5 ngày
C. Theo dõi, quản lý việc đi nước ngoài đối với các cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định pháp luật hiện hành
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 16: Theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ, thời gian làm bài thi viết môn kiến thức chung đối với trường hợp thi tuyển công chức loại D là:
A. Thời gian 120 phút
B. Thời gian 120 phút và thi trắc nghiệm thời gian 30 phút
C. Thời gian 180 phút
D. a và b đúng
Câu 17: Tìm đáp án đúng để hoàn chỉnh câu sau: Theo quy định tại Luật Viên chức, Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng...............và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý
A. Không phải hợp đồng làm việc
B. Không phải là công chức
C. Phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định
D. Phải có hợp đồng làm việc
Câu 18: Theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng chế độ, chính sách gì?
A. Được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng
B. Được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật
C. Được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật
D. Được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật
Câu 19: Tìm đáp án đúng để hoàn chỉnh câu sau: Theo quy định tại Luật Viên chức, Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực .........do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định
A. Hoạt động nghề nghiệp
B. Công tác được giao
C. Và vị trí việc làm
D. Công tác
Câu 20: Theo quy định tại Luật Viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
A. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ
B. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ và đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ một phần
C. Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ và đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ một phần
D. a và c đúng
Câu 21: Theo quy định tại Luật Viên chức, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức được hiểu như thế nào?
A. Là hợp đồng không xác định thời hạn làm việc
B. Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
C. Là hợp đồng không xác định thời hạn làm việc trong vòng 36 tháng
D. Là hợp đồng lao động vĩnh viễn
Câu 22: Theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, trong trường hợp nào người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng?
A. Trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tập sự
B. Trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục
C. Trường hợp người tập sự bị xử lý kỷ luật cảnh cáo trong thời gian tập sự
D. a và c đúng
Câu 23: Theo quy định tại Luật Viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp nào sau đây?
A. Viên chức có 01 năm bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ
B. Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ
C. Viên chức có 03 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ
D. Cả a, b, c đúng
Câu 24: Theo quy định tại Luật Viên chức, thời gian tập sự của viên chức là bao nhiêu tháng?
A. Từ 03 tháng đến 06 tháng
B. Từ 6 tháng đến 12 tháng
C. Từ 03 tháng đến 09 tháng
D. Từ 03 tháng đến 12 tháng
Câu 25: Theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết khi nào?
A. Khi người trúng tuyển vào viên chức
B. Khi đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
C. Khi cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định
D. b và c đúng
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nội vụ có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận