Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án - Phần 7

Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 185 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án - Phần 7. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Tài chính ngân hàng. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 1: Thế nào là giao dịch hợp đồng tương lai?

A. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai.

B. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng tiền cụ thể.

C. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng tiền cụ thể. Giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.

D. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng tiền cụ thể. Giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng và ngày giờ giao nhận theo quy định của từng sở giao dịch.

Câu 2: Giao dịch tiền tệ tương lai có những đặc điểm gì?

A. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định một số ngày giá trị nhất định.

B. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa hoặc không được tiêu chuẩn hóa được thực hiện trên sàn giao dịch.

C. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định một số ngày giá trị nhất định, số lượng tiền trong mỗi hợp đồng là cố định.

D. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định một số ngày giá trị nhất định, số lượng tiền trong mỗi hợp đồng là không cố định.

Câu 3: Thế nào là ngang giá quyền chọn?

A. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn mà không phát sinh bất cứ khoản lãi hay lỗ nào.

B. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn có phát sinh lỗ và lãi nhưng lỗ bằng lãi.

C. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn chỉ phát sinh lãi.

D. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn có phát sinh lãi lớn hơn phát sinh lỗ.

Câu 4: Thế nào là được giá quyền chọn?

A. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn mà không bị lỗ.

B. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn mà có lãi.

C. A hoặc B.

D. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn có cả lỗ và lãi bằng nhau.

Câu 5: Có các phương thức giao dịch ngoại tệ nào?

A. Giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn.

B. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn.

C. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi.

D. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch hợp đồng quyền chọn.

Câu 6: Bảo lãnh ngân hàng là gì?

A. Là sự cam kết của bên nhận bảo lãnh trong việc trả nợ thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng được bảo lãnh phải trả nợ cho bên bảo lãnh.

B. Là sự cam kết giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

C. Là sự cam kết của bên nhận bảo lãnh trong việc trả nợ thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

D. Là sự cam kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng được bảo lãnh phải trả nợ cho bên bảo lãnh số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay đó.

Câu 7: Căn cứ vào mục đích bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?

A. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác.

B. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo lãnh dự thầu.

C. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh trả chậm.

D. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo lãnh trả chậm.

Câu 8: Các tài liệu khách hàng phải xuất trình để NH xét duyệt bảo lãnh là gì?

A. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các tài liệu liên  quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh.

B. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng.

C. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh.

D. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các tài liệu liên  quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh, các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh.

Câu 9: Nội dung văn bản bảo lãnh chứa đựng các yếu tố cơ bản nào?

A. Chỉ định các bên tham gia, mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh.

B. Mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán.

C. Chỉ định các bên tham gia, mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán, thời hạn hiệu lực.

D. Mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán, thời hạn hiệu lực.

Câu 10: Có các nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý nào?

A. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý. Mua bán vàng bạc, đá quý.

B. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý. Mua bán vàng bạc, đá quý, cho vay kim loại đá quý.

C. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý, cho vay kim loại đá quý.

D. Mua bán vàng bạc, đá quý. Cho vay kim loại đá quý.

Câu 11: Khi kinh doanh chứng khoán các NHTM cần thực hiện những nội dung gì?

A. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý.

B. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, quản lý tài khoản đầu tư.

C. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, bảo hiểm danh mục đầu tư.

D. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, quản lý tài khoản đầu tư, bảo hiểm danh mục đầu tư.

Câu 12: Có các loại dịch vụ ủy thác nào?

A. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp.

B. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức từ thiện.

C. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức khác.

D. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức từ thiện, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức khác.

Câu 13: Có các loại dịch vụ thông tin tư vấn nào đối với NHTM?

A. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng.

B. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân.

C. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân, dịch vụ phân tích kinh tế các dự án đầu tư, các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động TCNH.

D. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân, dịch vụ phân tích kinh tế các dự án đầu tư, các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động TCNH, dịch vụ tư vấn thị trường bất động sản.

Câu 14: Rủi ro TD thường do những nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay.

B. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân do bản thân NH.

C. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân do bản thân NH, nguyên nhân từ các đảm bảo.

D. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân từ các đảm bảo.

Câu 15: ó các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro TD nào?

A. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD.

B. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD.

C. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD, thực hiện phân tán rủi ro.

D. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD, thực hiện phân tán rủi ro, sử dụng các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.

Câu 16: Có những biện pháp giải quyết rủi ro nào?

A. Biện pháp khai thác.

B. Biện pháp khai thác, biện pháp thanh lý.

C. Biện pháp thanh lý.

D. Biện pháp thu nợ.

Câu 17: Rủi ro lãi suất xảy ra trong những trường hợp nào?

A. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý.

B. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý, trình độ thấp kém trong cạnh tranh lãi suất ở thị trường của NH, các yếu tố khác của nền kinh tế tác động.

C. Các yếu tố của nền kinh tế tác động.

D. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý, trình độ thấp kém trong cạnh tranh lãi suất ở thị trường của NHTM.

Câu 18: Rủi ro hối đoái phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Trạng thái ngoại hối ròng, mức độ biến động tỷ giá.

B. Trạng thái ngoại hối.

C. Mức độ biến động tỷ giá.

D. Cả B và C.

Câu 19: Có những nhân tố nào tác động đến tính thanh khoản của NHTM?

A. Môi trường hoạt động kinh doanh, chính sách tiền tệ của NHNN.

B. Chiến lược quản lý thanh khoản của NHTM.

C. Cả A và B.

D. Cả A, B, và sự phát triển của thị trường tiền tệ, các nhân tố khác.

Câu 20: Đặc trưng cơ bản của Marketing NH là gì?

A. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định.

B. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Marketing NH đa dạng, phức tạp.

C. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Thuộc loại Marketing quan hệ.

D. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ Ngân hàng có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Marketing Ngân hàng đa dạng, phức tạp. Thuộc loại Marketing quan hệ.

Câu 21: Marketing NH có vai trò gì?

A. Tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh NH, cầu nối giữa hoạt động NH với thi trường.

B. Cầu nối giữa hoạt động NH với thi trường, tạo vị thế cạnh tranh của NH.

C. Cả A và B.

D. Tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh NH.

Câu 22: Khi nghiên cứu thị trường, NH cần tập trung nghiên cứu những nội dung nào?

A. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách hàng.

B. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách hàng, hành vi mua sản phẩm tài chính của khách hàng.

C. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách hàng, hành vi mua sản phẩm tài chính của khách hàng, nhân tố tác động quyết định đến lựa chọn NH của khách hàng.

D. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách hàng, nhân tố tác động quyết định đến lựa chọn NH của khách hàng.

Câu 23: Khi nghiên cứu môi trường kinh doanh, NH cần nghiên cứu những vấn đề gì?

A. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố kinh tế, pháp luật.

B. Yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội.

C. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội.

D. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội

Câu 24: Chiến lược Marketing NH gồm những nội dung cơ bản nào?

A. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá.

B. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược khuyếch trương, giao tiếp.

C. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược khuyếch trương, giao tiếp, chiến lược phân phối.

D. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối.

Câu 25: Những căn cứ để phân tích hoạt động kinh doanh NH là gì?

A. Các cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động kinh doanh của NH.

B. Các số liệu thống kê, kế toán (bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh).

C. Các nguồn thông tin chi tiết tổng hợp trong và ngoài NH.

D. Cả A, B, C.

Câu 26: Thế nào là mức vốn chủ sở hữu (vốn tự có) hợp  lý?

A. Là mức vốn phù hợp với các quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý.

B. Là mức vốn phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH.

C. Là mức vốn phù hợp với các quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý, phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH, và phù hợp với quy mô điều kiện của NH.

D. Cả A và B.

Câu 27: Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích vốn chủ sở hữu là gì?

A. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi (tổng tiền huy động).

B. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi, Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản rủi ro.

C. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi, Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản không có rủi ro.

D. Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản rủi ro.

Câu 28: Theo chuẩn mực chung của quốc tế thì các khoản nợ của NHTM được phân thành những loại chủ yếu nào?

A. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.

B. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghi ngờ.

C. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghi ngờ, nhóm nợ có khả năng mất vốn.

D. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Câu 29: Khi đánh giá chất lượng TD người ta thường sử dụng những chỉ tiêu phân tích nào?

A. - Vòng quay vốn TD = Doanh số trả nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ. - Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro TD = Dự phòng rủi ro TD được trích lập/Dư nợ kỳ báo cáo. - Tỷ lệ nợ mất trắng = Nợ bị mất trắng kỳ báo cáo/Dư nợ trung bình kỳ báo cáo.

B.  - Vòng quay vốn TD = Doanh số trả nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ. - Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ qua hạn/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro TD = Dự phòng rủi ro TD được trích lập/Dư nợ kỳ báo cáo. - Tỷ lệ nợ mất trắng = Nợ bị mất trắng kỳ báo cáo/Dư nợ trung bình kỳ báo cáo. - Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất trắng = Dự phòng rủi ro TD được trích/Dư nợ bị mất trắng. - hay  Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất trắng = Dự phòng rủi ro TD được trích + Lợi nhuận trước thuế.

C.  - Vòng quay vốn TD = Doanh số trả nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ. - Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ qua hạn/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro TD = Dự phòng rủi ro TD được trích lập/Dư nợ kỳ báo cáo. - Tỷ lệ nợ mất trắng = Nợ bị mất trắng kỳ báo cáo/Dư nợ trung bình kỳ báo cáo. - Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất trắng = Dự phòng rủi ro TD được trích/Dư nợ bị mất trắng. - hay  Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất trắng = Dự phòng rủi ro TD được trích + Lợi nhuận trước thuế. - Phân tích tình hình phân tán rủi ro.

D. - Vòng quay vốn TD = Doanh số trả nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ. - Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ qua hạn/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro TD = Dự phòng rủi ro TD được trích lập/Dư nợ kỳ báo cáo. - Tỷ lệ nợ mất trắng = Nợ bị mất trắng kỳ báo cáo/Dư nợ trung bình kỳ báo cáo.Và phân tích tình hình phân tán rủi ro.

Câu 30: Khi đánh giá khả năng sinh lời của NHTM người ta đánh giá phân tích những nội dung nào?

A. Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu, thu nhập của NH.

B. Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu, thu nhập của NH, phân tích chi phí của NH.

C. Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu, thu nhập của NH, phân tích khả năng sinh lời.

D. Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu, thu nhập của NH, phân tích chi phí của NH, phân tích khả năng sinh lời (thông qua phân tích các hệ số sinh lời).

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án

Chủ đề: Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên