Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 16

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 16

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 87 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 16. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

05/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:

A. NO2–, NH4+ và NO3– .

B. NO, NH4+ và NO3–.

C. N2, NO2–, NH4+ và NO3–.

D. NH4+ và NO3–.

Câu 3:

Để khởi động cho quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza sẽ bám vào vùng nào sau đây trên gen cấu trúc?

A. Vùng khởi động.

B. Vùng điều hòa. 

C. Vùng phiên mã.

D. Vùng kết thúc.

Câu 4:

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là

A. đảo đoạn.

B. lặp đoạn và mất đoạn lớn.

C. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.

D. mất đoạn lớn.

Câu 6:

Điều hòa hoạt động của gen chính là

A. Điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra.

B. Điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.

C. Điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra. 

D. Điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra.

Câu 9:

Quan hệ sinh thái giữa phong lan và cây thân gỗ thuộc mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. hội sinh.

C. hợp tác.

D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 14:

Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây không phải quần thể?

A. Cá lóc bông trong hồ. 

B. Sen trắng trong hồ.

C. Cá rô phi đơn tính trong hồ. 

D. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.

Câu 16:

Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định?

A. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường.

B. Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường.

C. Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh.

D. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh.

Câu 19:

Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di - nhập gen luôn làm tăng tần số alen trội của quần thể.

B. Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di - nhập gen.

C. Di - nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen có lợi.

D. Di - nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 20:

Khi nói về hiện tượng liên kết gen hoàn toàn phát biểu nào sau đây là sai?

A. Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

B. Các gen trên một cùng nhiễm sắc thể phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.

C. Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

D. Liên kết gen làm tăng biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

Câu 21:

Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài:

A. động vật có khả năng di chuyển nhiều.

B. Thực vật và động vật ít di chuyển.

C. động vật ít di chuyển.

D. thực vật.

Câu 22:

Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

A. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.

B. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.

C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.

D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.

Câu 23:

Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây không thải O2. Điều giải thích nào sau đây là đúng?

A. Dưới tác dụng của ánh sáng, phân tử CO2 bị phân li thành O2. Cho nên không có CO2 thì không giải phóng O2.

B. Khi không có CO2 thì không diễn ra pha tối nên không tạo ra NADP+ để cung cấp cho pha sáng. Không có NADP+ thì không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2.

C. CO2 là thành phần kích thích hoạt động của hệ enzim quang hợp. Khi không có CO2 thì các enzim bị bất hoạt, do đó không giải phóng O2.

D. CO2 là thành phần tham gia chu trình Canvil và chu trình Canvin giải phóng O2. Không có CO2 thì chu trình Canvil không diễn ra cho nên O2 không được tạo ra.

Câu 25:

Một phân tử ADN thực hiện quá trình tự nhân đôi 1 lần đã tạo ra hai phân tử ADN con có thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các nuclêôtit hoàn toàn giống nhau và giống phân tử ADN mẹ ban đầu. Nguyên nhân là

A. enzim ADN pôlimeraza chỉ có thể tổng hợp mạch bổ sung theo chiều từ 5’ đến 3’.

B. quá trình tổng hợp ADN diễn ra theo đúng nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.

C. hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau.

D. trong quá ttrình tự nhân đôi của phân tử ADN mẹ để tạo hai phân tử ADN con đã không xảy ra đột biến.

Câu 26:

Phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?

A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ CO2 và thải O2 ở ngoài sáng.

B. Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp.

C. Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.

D. Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: Lục lạp, ti thể, perôxixôm.

Câu 28:

Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cần bằng nội môi có chức năng:

A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon.

D. Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể.

Câu 30:

Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}\)?

A. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{ab}}\)

B. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\)

C. \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{aB}}{{ab}}\)

D. \(\frac{{AB}}{{Ab}}x\frac{{aB}}{{ab}}\)

Câu 31:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?

A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn êxôn là các đoạn intron.

B. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).

C. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

D. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

Câu 34:

Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến

A. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.

B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động

C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.

D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.

Câu 37:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.

B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.

C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

D. Dạng đột biến mất một cặp nu có thể sẽ làm mất nhiều bộ ba trên mARN.

Câu 38:

Cho lai hai thứ lúa mì thân cao, hạt đỏ đậm với lúa mì thân thấp, hạt màu trắng; thu được F1 100% thân cao, hạt hồng. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6,25% thân cao, hạt đỏ đậm : 25% thân cao, hạt đỏ tươi : 31,25% thân cao, hạt hồng : 12,5% thân cao, hạt hồng nhạt : 6,25% thân thấp, hạt hồng : 12,5% thân thấp, hạt hồng nhạt : 6,25% thân thấp, hạt trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Ở F2 có 9 kiểu gen với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2 : 2 : 2 : 4.

B. Ở F2, số kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hạt đỏ tươi bằng số kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hạt hồng.

C. Trong số các kiểu hình ở F2, có 6 loại kiểu hình mà trong đó mỗi kiểu hình đều chỉ có 1 kiểu gen quy định.

D. Khi cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình thu được là 1:1:1:1.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 16
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh