Câu hỏi:
Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 20cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.
II. Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu người số 13 kết hôn với người không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái không bị bệnh là 20%.
IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 1: Phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?
A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ CO2 và thải O2 ở ngoài sáng.
B. Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp.
C. Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.
D. Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: Lục lạp, ti thể, perôxixôm.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
B. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Điều hòa hoạt động của gen chính là
A. Điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra.
B. Điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
C. Điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra.
D. Điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra.
05/11/2021 3 Lượt xem
Câu 4: Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là:
A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd.
B. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd.
C. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd.
D. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu xoắn) có đường kính
A. 30 nm.
B. 300 nm.
C. 11 nm.
D. 700 nm.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến


A. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động
C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
05/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 Đề tuyển chọn số 16
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
88 người đang thi
- 819
- 40
- 40
-
12 người đang thi
- 653
- 22
- 40
-
41 người đang thi
- 573
- 5
- 40
-
84 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận