Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Vinh

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Vinh

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 119 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Vinh. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

05/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Tế bào mạch gỗ gồm ?

A. quản bào và ống rây

B. ống rây và tế bào kèm

C. quản bào và mạch ống rỗng

D. ống rây và mạch ống rỗng

Câu 2:

Nhóm động vật nào không có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?

A. Lưỡng cư, thú. 

B. Cá xương, chim, thú.

C. Lưỡng cư, bò sát, chim. 

D. Bò sát (trừ cá sấu), chim và thú.

Câu 6:

Kiểu phân bố phổ biến nhất của các quần thể sinh vật ?

A. ngẫu nhiên.

B. đồng đều.

C. ngẫu nhiên, theo nhóm.

D. theo nhóm. 

Câu 7:

Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ với mục đích?
 

A. Tạo giống mới

B. Tạo ưu thế lai 

C. Cải tiến giống

D. Tạo giống thuần chủng

Câu 8:

Tiến hóa hóa học là quá trình

A. hình thành các hạt côaxecva.

B. xuất hiện cơ chế tự sao.

C. xuất hiện các enzim.

D. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

Câu 10:

Môi trường sống của sinh vật gồm ?

A. Đất-nước-không khí

B. Đất-nước-không khí-sinh vật

C. Đất-nước-không khí-trên cạn 

D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật

Câu 11:

Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. Liên kết giữa các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.

B. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

C. Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng.

D. Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

Câu 12:

Theo quan niệm hiện đai, đơn vị cơ sở của tiến hóa ?

A. Cá thể

B. Quần thể 

C. Phân tử

D. Loài

Câu 13:

Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội ?

A. Thể ba

B. Thể một 

C. Thể không

D. Thể tứ bội

Câu 15:

Quần thể nào đang ở trạng thái cân bằng di truyền ?
 

A. 100%Aa

B. 100%aa

C. 0,36Aa + 0,48AA + 0,16aa 

D. 0,5Aa + 0,5aa.

Câu 16:

Khi nói về trao đổi nước ở thực vật, phát biểu đúng ?

A. nước được vận chuyển từ rễ lên lá thông qua dòng mạch rây.

B. nước chỉ được thoát ra ngoài môi trường thông qua khí khổng ở lá.

C. nếu thế nước trong tế bào rễ cao hơn trong đất thì cây sẽ dễ dàng hút nước.

D. nước luôn được đi qua tế bào chất của tế bào nội bì để vào mạch gỗ.

Câu 18:

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng

B. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li

C. Cơ quan thoái hóa là 1 trường hợp của cơ quan tương đồng

D. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể ?

A. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác tối ưu các nguồn sống.

B. Quan hệ đối kháng có thể dẫn đến suy thoái quần thể.

C. Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước quần thể đảm bảo trạng thái cân bằng của quần thể

D. Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ cạnh tranh hoặc hỗ trợ.

Câu 21:

Khẳng định nào sau đây về mô hình hoạt động của Operon Lac là không đúng?

A. Trong operon lac không có gen điều hòa.

B. Trong môi trường có lactozo gen điều hòa vẫn được phiên mã.

C. Chất ức chế bám vào vùng vận hành khi trong môi trường không có lactozo.

D. Đột biến gen xảy ra ở gen Z làm ảnh hưởng đến cấu trúc của 2 chuỗi polipeptit do 2 gen Y và A qui định.

Câu 22:

Khi nói về tác động của nhân tố di – nhập gen đối với cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Di nhập - gen thường làm số lượng cá thể thay đổi nên có thể làm tỉ lệ các kiểu gen của quần thể biến đổi.

B. Di nhập – gen có thể làm giảm tần số của các alen có sẵn trong quần thể.

C. Di nhập – gen luôn đi kèm với sự di – nhập cư của các quần thể.

D. Di nhập – gen có thể làm nghèo vốn gen của các quần thể.

Câu 32:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi ADN không nhân đôi.

B. Nếu trong môi trường nhân đôi có chất 5BU thì sẽ gây đột biến thay thế cặp nucleotit.

C. Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm cho gen không tổng hợp được chuỗi polipeptit.

D. Ở gen đột biến, các cặp nucleotit vẫn liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Vinh
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh