Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm - Lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm - Lần 1

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 306 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm - Lần 1. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG môn Vật lý. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.1 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

6 Lần thi

Câu 1:

Chọn phát biểu đúng. Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều. 

B. biến đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều.

C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều. 

D. có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều. 

Câu 3:

Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là 

A. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng. 

B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng. 

C. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng. 

D. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng. 

Câu 4:

Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lí của âm?

A. Tần số âm. 

B. Độ cao của âm. 

C. Âm sắc.

D. Độ to của âm.

Câu 5:

Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có  điện dung C. Mạch dao động tự do với tần số góc là

A. \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\). 

B. \(\omega =\sqrt{LC}\). 

C. \(\omega =2\pi \sqrt{\frac{L}{C}}\).

D. \(\omega =\frac{2\pi }{\sqrt{LC}}\). 

Câu 8:

Ánh sáng trắng là

A. ánh sáng đơn sắc. 

B. ánh sáng có một tần số xác định. 

C. hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đó đến tím. 

D. ánh sáng gồm bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 

Câu 9:

Trong một mạch kín, suất điện động cảm ứng xuất hiện khi 

A. mạch kín đó được đặt cạnh nam châm thẳng. 

B. mạch kín đó được đặt trong một từ trường đều.

C. mạch kín đó được nối với nguồn điện một chiều. 

D. từ thông qua mạch kín đó biến thiên theo thời gian. 

Câu 10:

Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt  là A1, A2, φ1, φ2. Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ được tính theo công thức:

 

A. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\).

B. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\).

C. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\sin \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\).

D. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\sin \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\). 

Câu 11:

Quang phổ vạch phát xạ do

A. chất rắn bị nung nóng phát ra. 

B. chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra.

C. chất khí ở áp suất cao bị nung nóng phát ra.

D. chất lỏng bị nung nóng phát ra.

Câu 12:

Sóng điện từ dùng để thông tin qua vệ tinh là

A. sóng trung.   

B. sóng cực ngắn.

C. sóng ngắn.

D. sóng dài.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm - Lần 1
Thông tin thêm
  • 6 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh