Câu hỏi:
Mạch dao động LC lí tưởng có điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều hoà theo phương trình q = 4cos(106πt) (C), trong đó t tính bằng s. Chu kì dao động của mạch là
A. 10-5s.
B. 2.10-6s.
C. 2.10-5s.
D. 10-6s.
Câu 1: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Lúc đầu, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe S1, S2 đến màn quan sát là D = 2 m. Trên màn quan sát, tại M có vân sáng bậc 3. Giữ cố định các điều kiện khác, dịch màn dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe, lại gần hai khe thêm một đoạn ∆x thì thấy trong quá trình dịch màn có đúng 3 vân tối chạy qua M. Khi màn dừng lại cách hai khe một khoảng là (D – ∆x) thì tại M không là vân tối. Giá trị của ∆x phải thoả mãn điều kiện là
A. \(\frac{10}{11}m<\Delta x<\frac{14}{13}m\).
B. \(\frac{14}{13}m<\Delta x<\frac{6}{5}m\).
C. \(\frac{4}{5}m<\Delta x<1~\text{m}\).
D. \(\frac{2}{3}m<\Delta x<\frac{10}{11}m\).
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 2: Quang phổ vạch phát xạ do
A. chất rắn bị nung nóng phát ra.
B. chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra.
C. chất khí ở áp suất cao bị nung nóng phát ra.
D. chất lỏng bị nung nóng phát ra.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 3: Để xác định linh kiện chứa trong một hộp X, người ta mắc đoạn mạch AB gồm hộp X nối tiếp với một điện trở phụ Rp = 50 Ω. Sau đó, đoạn mạch AB được nối vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha. Biết rôto của máy phát điện có 10 cặp cực và quay đều với tốc độ n. Hộp X chỉ chứa hai trong ba linh kiện: điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây không thuần cảm (L, r) mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở của dây nối và của các cuộn dây của máy phát. Chỉnh n = 300 vòng/phút, sự thay đổi theo thời gian t của điện áp giữa hai cực máy phát điện um và điện áp giữa hai đầu điện trở phụ up được ghi lại như hình 1. Thay đổi n, sự phụ thuộc của um và up theo thời gian t được ghi lại như hình 2. Các linh kiện trong X gồm
6184ba0d5ca6e.png)
6184ba0d5ca6e.png)
A. điện trở R = 50 Ω và cuộn dây không thuần cảm có L cỡ 190 mH, r = 10 Ω.
B. điện trở R = 10 Ω và tụ C cỡ 54 μF.
C. tụ C cỡ 40 μF và cuộn dây không thuần cảm có L cỡ 64 mH, r = 10 Ω.
D. tụ C cỡ 318 μF và điện trở R = 60 Ω.
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu 4: Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp. Đại lượng \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}\) là
A. điện trở của mạch.
B. điện áp của mạch.
C. tổng trở của mạch.
D. điện năng của mạch.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 5: Ánh sáng trắng là
A. ánh sáng đơn sắc.
B. ánh sáng có một tần số xác định.
C. hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đó đến tím.
D. ánh sáng gồm bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu 6: Một ống dây có hệ số tự cảm 0,02 H đang có dòng điện một chiều chạy qua. Trong thời gian 0,2 s dòng điện giảm đều từ 3 A về 0 A. Trong khoảng thời gian trên, độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là
A. 400 mV.
B. 12 mV.
C. 300 mV.
D. 60 mV.
05/11/2021 6 Lượt xem

- 7 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.1K
- 96
- 40
-
44 người đang thi
- 606
- 17
- 40
-
92 người đang thi
- 616
- 10
- 40
-
39 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận