
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hồng Đức
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 93 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hồng Đức. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
08/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Ở thực vật, sản phẩm của quá trình hô hấp là:
A. CO2, O2
B. H2O và năng lượng.
C. năng lượng.
D. CO2, H2O và năng lượng.
Câu 2: Người bị bệnh huyết áp cao khi:
A. huyết áp cực đại lớn quá 140 mmHg và kéo dài.
B. huyết áp cực đại thường xuống dưới 80 mmHg và kéo dài.
C. huyết áp cực đại trong khoảng từ 80 đến 110 mmHg và kéo dài.
D. huyết áp cực đại trong khoảng từ 110 đến 150 mmHg và kéo dài
Câu 3: Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là:
A. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.
B. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.
C. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.
D. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.
Câu 4: Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ của mạch bổ sung, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit
A. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
B. vùng kết thúc, vùng điều hòa, vùng mã hóa.
C. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
D. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.
Câu 5: Đột biến phát sinh do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN bởi guanin dạng hiếm (G*) và đột biến gây nên bởi tác nhân 5 - brôm uraxin (5BU) đều làm:
A. thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
B. thêm một cặp nuclêôtit.
C. thay thế cặp nuclêôtit G – X bằng A – T.
D. mất một cặp nuclêôtit.
Câu 6: Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:
I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.
III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính l0x.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. \(I \to II \to III\)
B. \(I \to III \to II\)
C. \(II \to I \to III\)
D. \(II \to III \to I\)
Câu 7: Xét phép lai AaBbDd x aaBbdd, theo lý thuyết thì đời con có bao nhiêu % số cá thể thuần chủng:
A. 6,25%.
B. 12,5%.
C. 18,75%.
D. 0%.
Câu 8: Ở các loài sinh vật lưỡng bội sinh sản hữu tính, mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi:
A. bố mẹ phải thuần chủng.
B. số lượng cá thể con lai phải lớn.
C. alen trội phải trội hoàn toàn.
D. quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục chín xảy ra bình thường.
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên NST X.
A. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ cho con trai.
B. Tỉ lệ phân li kiểu hình không giống nhau ở hai giới.
C. Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.
D. Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX.
Câu 11: Ở một loài thực vật, biết tính trạng màu do một gen có 2 alen quy định. Cây có kiểu gen AA cho hoa đỏ, cây có kiểu gen Aa cho hoa hồng, cây có kiểu gen aa cho hoa trắng. Khảo sát 6 quần thể của loài này cho kết quả như sau:
Quần thể | I | II | III | IV | V | VII | |
Tỉ lệ kiểu hình | Cây hoa đỏ | 100% | 0% | 0% | 50% | 75% | 16% |
Cây hoa hồng | 0% | 100% | 0% | 0% | 0% | 48% | |
Cây hoa trắng | 0% | 0% | 100% | 50% | 25% | 36% |
Trong 6 quần thể nói trên, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 14: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:
A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 15: Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
B. Những con cá sống trong Hồ Tây.
C. Những con báo gấm sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên.
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 16: Hình ảnh dưới đây phản ánh mối quan hệ nào trong quần xã?


A. Vật chủ - vật kí sinh.
B. Con mồi - vật ăn thịt.
C. Ức chế - cảm nhiễm.
D. Hợp tác.
Câu 17: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây?
(1) Tạo lực hút đầu dưới.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương pháp trả lời đúng là:
A. (2), (3) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (3) và (4).
D. (1), (2) và (3).
Câu 18: Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?
A. 1102,5
B. 5250
C. 110250
D. 7500
Câu 19: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:
6184b874b5d4c.png)
Cho biết quá trình phân bào bình thường, không xảy ra đột biến. Hình này mô tả:
6184b874b5d4c.png)
A. Kì sau của giảm phân II.
B. Kì sau của nguyên phân.
C. Kì sau của giảm phân I.
D. Kì giữa của nguyên phân.
Câu 21: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:
A. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1.
B. 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.
C. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1.
D. 3 : 3 : 1 : 1 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1.
Câu 23: Hậu quả của việc CO2 gia tăng nồng độ khí trong khí quyển là:
A. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
B. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
C. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
D. Làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
Câu 24: Cho sơ đồ hình tháp năng lượng dưới đây:
6184b8753e28d.png)
Dựa vào hình tháp năng lượng bên trên em hãy cho biết hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1, hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và bậc dinh dưỡng cấp 2 lần lượt là:
6184b8753e28d.png)
A. 0,57% và 0,92%.
B. 0,92% và 45%.
C. 0,57% và 45%.
D. 25% và 50%.
Câu 25: Hình vẽ dưới đây nói về một quá trình trong cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử. Đây là quá trình:


A. Phiên mã.
B. Dịch mã.
C. Tái bản ADN.
D. Điều hòa hoạt động của gen.
Câu 27: Khi cho lai giữa cây thuần chủng thân cao, quả ngọt với cây thân thấp, quả chua, F1 thu được toàn cây thân cao, quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được: 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua. Biết rằng tính trạng vị quả do một cặp gen quy định, gen nằm trên NST thường. Cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình thu được ở Fa là:
A. 3 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.
B. 7 thân cao, quả ngọt : 7 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.
C. 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua.
D. 9 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 3 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua
Câu 29: Cho các sự kiện dưới đây:
(1) Hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.
(2) Hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản.
(3) Hình thành tế bào sơ khai.
(4) Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
(5) Hình thành nên tất cả các loài sinh vật trong sinh giới như ngày nay.
Giai đoạn tiến hóa hóa học bao gồm các sự kiện....(I)..., giai đoạn tiến hóa tiền sinh học gồm sự kiện....(II)... và giai đoạn tiến hóa sinh học gồm sự kiện ...(III)....
A. I - (2), (4); II - (1), (5); III- (5).
B. I - (2), (4); II - (1); III - (3), (5).
C. I - (2), (4); II - (1), (3); III - (5)
D. I - (4), (2), (1); II - (3); III - (5)
Câu 30: Cho một quần xã gồm các sinh vật: thực vật, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn nào sau không thể xảy ra:
A. thực vật chim ăn sâu sâu hại thực vật sinh vật phân giải.
B. thực vật thỏ hổ sinh vật phân giải.
C. thực vật sâu hại thực vật chim ăn sâu.
D. thực vật dê hổ sinh vật phân giải.
Câu 32: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất định, khác với quần xã khác.
B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.
C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ động vật ăn thịt - con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.
D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu.
Câu 33: Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), kết quả lai thuận nghịch được mô tả như sau:
- Lai thuận: P: ♀ lá xanh ♂ lá đốm F1 : 100% lá xanh.
- Lai nghịch: P: ♀ lá đốm ♂ lá xanh F1 : 100% lá đốm.
Nếu cho cây của phép lai thuận tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
A. 25% lá xanh : 75% lá đốm.
B. 100% lá xanh.
C. 100% lá đốm.
D. 75% lá xanh : 25% lá đốm.
Câu 37: Trên một mạch của gen ở sinh vật nhân sơ có %G=25% và %X=35% và gen có tổng số 2340 liên kết hiđrô. Tính theo lý thuyết, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A=T=360; G=X=540
B. A=T=540; G=X=420
C. A=T=270;G=X=600
D. A=T=630; G=X=360
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
54 người đang thi
- 794
- 40
- 40
-
14 người đang thi
- 646
- 22
- 40
-
39 người đang thi
- 558
- 5
- 40
-
95 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận