Câu hỏi:
Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:
1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng
2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST
4. Đột biến này làm thay đổi nhóm liên kết gen.
5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên NST X.
A. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ cho con trai.
B. Tỉ lệ phân li kiểu hình không giống nhau ở hai giới.
C. Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.
D. Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Cho các sự kiện dưới đây:
(1) Hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.
(2) Hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản.
(3) Hình thành tế bào sơ khai.
(4) Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
(5) Hình thành nên tất cả các loài sinh vật trong sinh giới như ngày nay.
Giai đoạn tiến hóa hóa học bao gồm các sự kiện....(I)..., giai đoạn tiến hóa tiền sinh học gồm sự kiện....(II)... và giai đoạn tiến hóa sinh học gồm sự kiện ...(III)....
A. I - (2), (4); II - (1), (5); III- (5).
B. I - (2), (4); II - (1); III - (3), (5).
C. I - (2), (4); II - (1), (3); III - (5)
D. I - (4), (2), (1); II - (3); III - (5)
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Trên một mạch của gen ở sinh vật nhân sơ có %G=25% và %X=35% và gen có tổng số 2340 liên kết hiđrô. Tính theo lý thuyết, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A=T=360; G=X=540
B. A=T=540; G=X=420
C. A=T=270;G=X=600
D. A=T=630; G=X=360
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:
A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
05/11/2021 1 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hồng Đức
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
51 người đang thi
- 980
- 40
- 40
-
93 người đang thi
- 777
- 22
- 40
-
12 người đang thi
- 695
- 5
- 40
-
96 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận