Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học của Trường THPT Chuyên Hạ Long. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Hoá. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
15/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
7 Lần thi
Câu 1: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi
A. tạo thành chất kết tủa.
B. tạo thành chất khí.
C. tạo thành chất điện li yếu.
D. có ít nhất một trong 3 điều kiện trên.
Câu 2: Phần đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ cung cấp 70 kg N là
A. 152,2
B. 145,5
C. 160,9
D. 200,0
Câu 3: A là dẫn xuất benzen có công thức nguyên \({{\left( CH \right)}_{n}}\). 1 mol A cộng tối đa 4 mol H2 hoặc 1 mol Br2 (dung dịch). Vậy A là
A. etyl benzen.
B. metyl benzen.
C. vinyl benzen.
D. ankyl benzen.
Câu 4: Một loại thuỷ tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O, 10,98% CaO, 70,59% SiO2 về khối lượng. Thành phẩn của thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là
A. K2O.CaO.4SiO2
B. K2O.2CaO.6SiO2
C. K2O.CaO.6SiO2
D. K2O.3CaO.8SiO2
Câu 6: Si phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây trong điều kiện thích hợp?
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng.
B. F2, Mg, NaOH.
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH.
D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl.
Câu 7: Khi đốt 0,1 mol chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2g. Biết 1 mol X chỉ tác dụng với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HOCH2C6H4COOH.
B. \({{C}_{6}}{{H}_{4}}{{\left( OH \right)}_{2}}\).
C. HOC6H4CH2OH.
D. C2H5C6H4OH.
Câu 8: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na.
B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 9: Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch Br2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây?
A. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và Br2 cho kết tủa trắng.
B. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin chỉ tác dụng được dung dịch Br2.
C. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng với cả dung dịch HBr và dung dịch Br2.
D. Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng khi xảy ra phản ứng giữa các chất trong mỗi ống nghiệm được mô tả trên hình vẽ bên?
A. Miếng bông trên miệng ống nghiệm 1 dần mất màu hồng.
B. Dung dịch trong cả hai ống nghiệm đều có màu xanh.
C. Miếng bông trên miệng ở cả hai ống nghiệm đều không màu.
D. Miếng bông trên miệng ống nghiệm 2 dần mất màu hồng.
Câu 11: Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Dung dịch Na2SO4, dung dịch HNO3, CH3OH, dung dịch brom.
B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, CH3OH, dung dịch brom.
C. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C2H5OH.
D. Dung dịch H2SO4, dung dịch HNO3, CH3OC2H5, dung dịch thuốc tím.
Câu 12: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z
(b) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O.
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?
A. AlCl3, Al2(SO4)3.
B. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.
C. Al(NO3)3, Al(OH)3.
D. AlCl3, Al(NO3)3.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho 1 hỗn hợp các muối của amino axit
B. Phân tử khối của một amino axit (gồm 1 chức –NH2 và 1 chức –COOH) luôn là số lẻ.
C. Các amino axit đều tan trong nước.
D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.
Câu 16: Nhận xét không đúng là.
A. Muối Cr(III) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa; muối Cr(VI) có tính oxi hóa.
B. Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.
C. Cr2O3 tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường.
D. Cr(OH)3 có thể bị nhiệt phân.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin và trimetylamin có tổng khối lượng 33,76 gam là và tỉ lệ vê' số mol là 2 : 2 : 1. cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?
A. 66,22 gam.
B. 62,96 gam.
C. 66,38gam.
D. 60,58 gam.
Câu 18: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau.
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch Na2SO4 dư | Kết tủa trắng |
Y | Dung dịch X dư | Kết tủa trắng tan trong dung dịch HCl dư |
Z | Dung dịch X dư | Kết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl dư |
Dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. Ba(OH)2, Na2CO3, MgCl2.
B. Ba(OH)2, MgCl2, Al2(SO4)3.
C. MgCl2, Na2CO3, AgNO3.
D. Ba(HCO3)2, K2SO4, NaHCO3.
Câu 19: Cho các loại tơ sợi sau. (1) tơ tằm, (2) tơ capron, (3) tơ visco, (4) tơ nilon-6,6, (5) tơ nitron, (6) tơ xenlulozơ điaxetat. Tơ tổng hợp là.
A. 1, 2, 5
B. 2, 4, 5
C. 2, 5, 6
D. 4, 5, 6
Câu 22: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là.
A. ancol etylic, anđehit axetic.
B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, anđehit axetic.
D. glucozơ, etyl axetat.
Câu 24: Khi đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 8,96 lít CO2 (ở đktc) và 7,2 gam nước. Nếu cho 8,8 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 9,6 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. etyl axetat.
B. axit propionic.
C. metyl propionat.
D. ancol metylic.
Câu 28: Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ các quá trình chuyển hóa và hiệu suất H như sau:
Metan (H = 20%) → Axetilen (H = 95%) → Vinyl clorua (H = 90%) → PVC.
Tù 4480 m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc) điều chế được bao nhiêu kg PVC? Biết metan chiếm 90% thể tích khí thiên nhiên
A. 861,575 kg.
B. 931,825 kg.
C. 968,865 kg.
D. 961,875 kg.
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn 30 gam hỗn hợp hai đipetit mạch hở thu được 30,9 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch thì lượng muối khan thu được là.
A. 12,65 gam.
B. 18,35 gam.
C. 14,45 gam.
D. 16,55gam.
Câu 36: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,15M và Fe(NO3)3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng không thu được kết tủa. Lấy m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 0,54 và 2,35.
B. 1,08 và 2,35.
C. 0,54 và 2,16.
D. 1,08 và 2,16.
Câu 38: Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Bước 2: Lắc nhẹ ống nghiệm
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 2, dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.
B. CuO được tạo ra sau bước 1.
C. Có thể thay dung dịch protein trong thí nghiệm trên bằng dung dịch xenlulozơ.
D. Có thể thay dung dịch protein trong thí nghiệm trên bằng dung dịch hồ tinh bột.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận