Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học của Trường THPT Ấp Bắc. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Hoá. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
15/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
11 Lần thi
Câu 1: Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức mạch hở. Cho 0,25 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp và 8,256 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Thành phần phần trăm khối lượng của 2 este là:
A. 50% và 50%
B. 30% và 70%
C. 40% và 60%
D. 80% và 20%
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một este X đơn chức, không no (phân tử có một liên kết đôi C=C), mạch hở cần vừa đủ 0,54 mol O2, thu được 21,12 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch thu được m’ gam muối khan và 5,28 gam một chất hữu cơ Y. Giá trị của m’ là:
A. 10,08
B. 13,2
C. 9,84
D. 11,76
Câu 4: Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?
A. sợi bông
B. mỡ bò
C. bột gạo
D. tơ tằm
Câu 5: Công thức cấu tạo thu gọn nào sau đây biểu thị một chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5
B. CH3COOC2H5
C. C3H5COOC2H5
D. (CH3COO)3C3H5
Câu 6: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
A. 31 gam.
B. 32,36 gam.
C. 30 gam.
D. 31,45 gam
Câu 7: Tại sao không dùng xà phòng khi giặt rửa bằng nước cứng?
A. Vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. Vì gây hại cho da tay.
C. Vì gây ô nhiễm môi trường.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Tính m glixerol thu được khi xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với NaOH?
A. 1,78 kg
B. 0,89 kg
C. 0,184 kg
D. 1,84 kg
Câu 9: Khi đốt cháy a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2, thu được 39 gam este no. Đun nóng m1 gam M với 0,7 mol NaOH, cô cạn thu được bao nhiêu gam chất rắn.
A. 57,2.
B. 52,6.
C. 53,2.
D. 42,6.
Câu 10: Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại nhưng không phải do sự tồn tại của các eletron tự do trong kim loại quyết định?
A. Ánh kim
B. Tính dẻo
C. Tính cứng
D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt.
Câu 14: Thí nghiệm nào sau đây thì sắt chỉ bị ăn mòn hóa học?
A. Cho mẫu gang vào dung dịch HCl.
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch HCl.
D. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
Câu 16: Tại sao khi hòa tan Zn bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt muối Cu2+ thì quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn (khí thoát ra mạnh hơn)?
A. muối Cu2+ có tác dụng xúc tác cho phản ứng
B. xảy ra sự ăn mòn hóa học
C. tạo ra dạng hỗn hống
D. xảy ra sự ăn mòn điện hóa
Câu 18: Khi điện phân dung dịch X với điện cực trơ thì pH của dung dịch tăng. Dung dịch X là:
A. Dung dịch Na2SO4
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch H2SO4
D. Dung dịch CuSO4
Câu 19: Dãy gồm các chất đều làm giấy quì tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.
B. amoni clorua metylamin natri hiđroxit.
C. anilin amoniac natri hiđroxit.
D. metylamin, amoniac, natri axetat.
Câu 22: Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có công thức thu gọn là gì biết chất này có CTPT C3H9O2N tác dụng với NaOH thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan.
A. HCOONH3CH2CH3.
B. CH3COONH3CH3.
C. CH3CH2COONH4.
D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 25: Dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch nước của chất nào sau đây?
A. NaOH
B. NH3
C. NaCl
D. H2SO4
Câu 27: Oxit X là chất rắn màu đen, không tan trong nước, có từ tính, là thành phần chính của quặng manhetit. Oxit X là
A. FeO
B. FeS2
C. Fe2O3
D. Fe3O4
Câu 29: Cho phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2. Trong phản ứng này, chất bị khử là
A. Fe
B. Fe3+
C. Fe2+
D. Cl-
Câu 30: Nung nóng hỗn hợp gồm FexOy và 8,64 gam Al trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần một cho vào dung dịch NaOH loãng, dư thấy thoát ra a mol khí H2. Phần hai cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư), thu được 2a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch chứa 43,36 gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3.
B. FeO
C. Fe3O4
D. FeO hoặc Fe2O3.
Câu 31: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X chứa 18,56 gam Fe3O4 và 4,32 gam Al trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Trong Y chứa:
A. Al2O3, Fe.
B. Al2O3, Fe và Al.
C. Al2O3, Fe, Fe3O4.
D. Al2O3, Fe, Al, Fe3O4.
Câu 32: Cho 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2(CO3)3 bằng HCl dư được A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn A được bao nhiêu gam muối khan?
A. 16,33 g.
B. 14,33 g.
C. 9,265 g.
D. 12,65 g.
Câu 36: Phát biểu nào dưới đây không hoàn toàn đúng về phản ứng trùng hợp, thủy phân?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp.
C. Trùng hợp buta-1,3-đien ta được cao su buna là sản phẩm duy nhất.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều.
Câu 37: Phản ứng giữ mạch polime trong 4 loại phản ứng?
A. Cao su + lưu huỳnh -to→ cao su lưu hóa.
B. Poliamit + H2O -H+, to→ amino axit.
C. Polisaccarit + H2O -H+, to→ monosaccarit.
D. Poli(vinyl axetat) + H2O -OH-, to→ poli(vinyl ancol) + axit axetic.
Câu 38: Polistiren sẽ không phản ứng chất nào bên dưới với đầy đủ điều kiện?
A. Tác dụng với Cl2/to.
B. Tác dụng với axit HCl.
C. Đepolime hóa.
D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.
Câu 39: Nhằm loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3.
B. HNO3.
C. Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)2.
Câu 40: Cho CO (dư) qua Al2O3, FeO, CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Để hòa tan X có thể dùng chất nào?
A. NaOH.
B. Fe2(SO4)3.
C. H2SO4.
D. HNO3.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận