Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng - Phần 25. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
4 Lần thi
Câu 1: Lứa tuổi nào hay hóc xương nhất ở Việt Nam:
A. Nhà trẻ mẫu giáo
B. Trẻ em
C. Người lớn
D. Người già
Câu 2: Triệu chứng nào hay gặp nhất trong ung thư amidan:
A. Nuốt đau
B. Nuốt sặc
C. Khàn tiếng
D. Khó thở
Câu 3: Bản chất dị vật đường ăn ở nước ta hay gặp nhất:
A. Dị vật sống
B. Các loại xương trong thực phẩm ăn uống
C. Các loại hạt trái cây
D. Các mẫu đồ chơi trẻ em
Câu 4: Trong đo thính lực lời, bệnh nhân tiếp xúc với tiếng nói chuẩn bằng đường nào:
A. Đường cốt đạo
B. Đường dây cáp dẫn điện
C. Đường khí đạo
D. Đường khí đạo qua tai nghe và đường cốt đọa qua một bảng kim loại đặt ở xương chũm
Câu 5: Dị vật đường ăn nào sau đây có khả năng gây viêm nhiễm sớm nhất?
A. Chiếc kim khâu, cái đinh vít...
B. Xương cá, gà, vịt...
C. Mãnh đồ chơi bằng nhựa
D. Viên thuốc bọc võ kẽm
Câu 6: Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với bệnh nhân bị hóc xương:
A. Thực quản sưng nề, cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý .
B. Sốt cao, đau vùng cổ, quay cổ hạn chế
C. Có tiền sử hóc xương, ấn máng cảnh đau
D. Cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nhưng khi ăn cơm, uống nước bình thường
Câu 7: Phim nào sau đây được chỉ định để chẩn đoán gãy cung xương gò má:
A. Phim Blondeau
B. . Phim Hirtz
C. Phim sọ thẳng
D. Phim sọ nghiêng
Câu 8: Dấu chứng nào sau đây không phải biến chứng do hóc xương:
A. Sưng tấy, áp xe trung thất
B. Thủng các mạch máu lớn
C. Nuốt tắc nghẹn và đau ngày càng tăng dần đã mấy tháng nay
D. Sốt cao rét run do nhiễm trùng máu
Câu 9: Biện pháp tuyên truyền phòng ngừa dị vật đường ăn nào không hợp lý?
A. Hóc xương là một cấp cứu vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
B. Tuyệt đối không nên dùng xương để làm thực phẩm ăn, uống
C. Nên ăn chậm nhai kỷ, Không cười đùa trong khi ăn
D. Chế biến thực phẩm có xương thật tốt
Câu 10: Nhận định nào sau đây là không đúng về tư thế của phim Schuller:
A. Tia X đi từ thái dương bên đối diện vào sọ rồi xuyên qua ống tai trong và ngoài bên chụp
B. Tư thế phim có tên là tư thế thái dương- nhĩ
C. Ống tai trong và ống tai ngoài phải chồng lên nhau
D. Hai xương đá được dọi xuống hai bên ở phía sau xoang hàm
Câu 11: Biện pháp nào không có giá trị phòng ngừa dị vật đường ăn:
A. Ăn chậm nhai kỹ
B. Chế biến tốt thực phẩm có xương
C. Không nên ăn nhiều
D. Không nấu xương với các món ăn dễ hóc
Câu 12: Khi bị tắc lỗ mũi sau sẽ có biểu hiện:
A. Nói giọng mũi kín
B. Nói giọng mũi hở
C. Nói giọng lắp
D. Nói giọng lúng búng như ngậm hột thị
Câu 13: Chổ hẹp của thực quản nào sau đây không phải là chỗ hẹp sinh lý:
A. Chổ thực quản chui qua cơ hoành
B. Chổ tỳ vào thực quản của quai động mạch chủ và phế quản gốc trái
C. Chổ thực quản hẹp do rối loạn co thắt cơ năng
D. Đoạn tâm vị
Câu 14: Chỉ định tốt nhất của mổ FESS (phẫu thuật nội soi mũi xoang):
A. Khi có polyp mũi
B. Khi cuốn giữa bắt đầu thoái hóa
C. Khi bị ngạt mũi thường xuyên
D. Khi có sự bít tắc đường dẫn lưu của phức hệ lỗ ngách
Câu 15: Dị vật xương cá hay gặp nhất ở chổ nào trong hệ thống đường ăn:
A. Vùng họng mũi
B. Vùng thực quản
C. Vùng hạ họng - thanh quản
D. Vùng họng miệng
Câu 16: Vị trí đặt thuốc tê vào mũi để chọc xoang hàm:
A. Khe mũi giữa
B. Khe mũi dưới
C. Sàn mũi
D. Bề mặt cuốn giữa
Câu 17: Dị vật xương cá hay gặp nhất ở vị trí nào sau đây ở vùng họng:
A. Thành sau họng
B. Đáy lưỡi
C. Hai Amidan khẩu cái
D. Xoang lê
Câu 18: Bệnh nào cần thiết phải chụp phim để chẩn đoán trong các bệnh sau:
A. Viêm Amidan cấp
B. Ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn đầu
C. Ung thư miệng thực quản
D. Hóc xương
Câu 19: Bệnh lý nào sau đây không gây ngửi thối?
A. Sâu răng
B. Viêm xoang mạn tính
C. Giãn thực quản
D. Lệch vẹo vách ngăn
Câu 20: Phân bố dị vật ở thực quản thế nào là đúng nhất trong lâm sàng:
A. Thực quản cổ 80%; thực quản ngực 12%; đoạn cơ hoành tâm vị 8%
B. Thực quản cổ 80%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 12%
C. Thực quản cổ 8%, thực quản ngực 12%, đoạn cơ hoành tâm vị 80%
D. Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 80%, đoạn cơ hoành tâm vị 8%
Câu 21: Tầng nào sau đây của hốc mũi đảm nhận chức năng khứu giác:
A. Nửa trên của hốc mũi
B. Ở 1/3 trên của hốc mũi
C. Ở 2/3 trên của hốc mũi
D. Ở 2/3 dưới của hốc mũi
Câu 22: Biện pháp để chẩn đoán chính xác nhất dị vật đường ăn là:
A. Dựa vào thăm khám lâm sàng sốt, nuốt đau, quay cổ hạn chế
B. Dựa vào hình ảnh chụp X quang thực quản cổ nghiêng
C. Dựa vào nội soi thực quản có xương
D. Mất đấu hiệu chạm cột sống (tiếng lọc cọc thanh quản cột sống mất)
Câu 23: Trong bệnh trĩ mũi, niêm mạc mũi có đặc tính nào sau đây:
A. Niêm mạc mũi quá phát
B. Niêm mạc mũi thoái hóa thành polyp ở khe giữa
C. Niêm mạc mũi bị teo đét
D. Niêm mạc mũi bị thoái háo thành các hạt lổn nhổn, bẩn
Câu 24: Chẩn đoán dị vật đường ăn không nên dựa vào:
A. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
B. Phim chụp thực quản cổ nghiêng
C. Dựa vào soi hệ thống đường ăn
D. Dựa vào siêu âm chẩn đoán
Câu 25: Dấu hiệu nào sau đây không có ý nghĩa chẩn đoán dị vật thực quản trên phim thực quản cổ nghiêng:
A. Khoảng cách giữa thanh - khí quản và cột sống dày gấp 2 lần trở lên
B. Cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý
C. Sưng nề phần mềm vùng trước thanh - khí quản
D. Có hình ảnh áp xe vùng trước cột sống sau khí quản
Câu 26: Trong điều kiện không có CT Scan, trước một chấn thương vỡ xoang trán, người ta thường chỉ định chụp các phim nào sau đây:
A. Phim Blondeau và sọ nghiêng
B. Phim Blondeau và Hirtz
C. Phim Blondeau và Hirtz
D. Phim Hirtz và sọ thẳng
Câu 27: Biến chứng nào sau đây không phải do dị vật đường ăn gây ra:
A. Viêm tấy - Áp xe quanh thực quản
B. Viêm tấy áp xe trung thất
C. Xẹp phổi, áp xe phổi
D. Dò khí thực quản
Câu 28: Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất trong điều trị dị vật đường ăn:
A. Nội soi gắp bỏ dị vật đường ăn
B. Chú ý dinh dưỡng, truyền dịch nâng cao thể trạng
C. Kháng sinh liều cao, phổ rộng
D. Chụp X quang kiểm tra liên tục để phát hiện dị vật và biến chứng
Câu 29: Để chẩn đoán gãy xương chính mũi, phim nào sau đây được chỉ định:
A. Phim sọ nghiêng
B. Phim sọ thẳng
C. Phim mũi nghiêng tia mềm
D. Phim Hirtz tia mềm
Câu 30: Dấu hiệu nào sau đây loại trừ khả năng viêm tấy, áp xe quanh thực quản cổ:
A. Sốt cao
B. Khó thở
C. Nuốt đau
D. Dấu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) bình thường
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng có đáp án Xem thêm...
- 4 Lượt thi
- 40 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận