Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức - Phần 14

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức - Phần 14

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 132 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức - Phần 14. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 3: Khám lâm sàng tâm lý thực chất là:

A. Quan tâm về cá tính nhân cách của người bệnh thông qua đối thoại.

B. Quan tâm đến các triệu chứng mơ hồ, chưa tìm ra được dấu chứng thực thể

C. Quan tâm đến hoàn cảnh gia đình và xã hội của bệnh nhân

D. Đánh giá bệnh nhân một cách trực giác, cảm tính

Câu 4: Thông tin hành chính của bệnh nhân như tuổi, quê quán, quan hệ gia đình, nghề nghiệp, kinh tế, văn hoá, giúp cho thầy thuốc điều gì về tâm lý:

A. Theo dõi và quản lý bệnh nhân

B. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bệnh nhân

C. Dự đoán được một số bệnh lý có liên quan

D. Tìm hiểu được nguồn gốc đặc điểm tâm lý để hình thành quan hệ tốt về tâm lý.

Câu 5: Khi khám người mắc bệnh có rối nhiễu tâm lý, thầy thuốc phải:

A. Hỏi thêm người thân, bạn bè về đặc điểm tâm lý, cá tính, nhân cách người bệnh

B. Cho làm các xét nghiệm để loại trừ bệnh lý thực thể

C. Hỏi bệnh tỷ mỹ

D. Tìm hiểu được các yếu tố liên quan về bệnh lý.

Câu 6: Đặc điểm trong thăm khám tâm lý:

A. Quá trình đàm thoại phải diển ra nhiều lần

B. Đàm thoại chỉ diển ra khi mới vào viện

C. Hỏi bệnh tỷ mỹ

D. Đánh giá trạng thái tâm lý một cách chủ quan.

Câu 7: Đặc điểm đàm thoại trong thăm khám tâm lý:

A. Bệnh nhân tự kể, thầy thuốc ghi chép lại để đánh giá

B. Bệnh nhân tự kể, thầy thuốc chú ý tính tình, ham muốn, tình cảm...

C. Thầy thuốc đặt câu hỏi, bệnh nhân trả lời

D. Nếu bệnh nhân nói lang man, thầy thuốc phải ngắt lời

Câu 8: Tiền sử cá nhân có ý nghĩa gì về tâm lý:

A. Đánh giá được mức độ bệnh tật

B. Có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu nhân cách người bệnh

C. Biết được lịch sử bệnh tật

D. Biết được lịch sử đời sống

Câu 9: Để đánh giá tốt tâm lý người bệnh, khi khai thác tiền sử bệnh tật thầy thuốc cần:

A. Lưu ý tiền sử các bệnh nặng.

B. Lưu ý đến bệnh nặng và các triệu chứng được xem là nhẹ

C. Lưu ý các bệnh kéo dài

D. Lưu ý các bệnh lý tái diễn nhiều lần

Câu 10: Đặc điểm tâm lý trong khám bệnh:

A. Phòng khám yên tĩnh, trật tự

B. Người thầy thuốc không ngồi gần quá cũng không xa quá

C. Không nên trực diện mà nên né một bên

D. A,B,C đều đúng

Câu 11: Quan sát, hỏi, khám và thử nghiệm là ba thao tác trong khám bệnh tâm lý:

A. Theo đúng trình tự quan sát, hỏi han, khám và thử nghiệm

B. Theo trình tự Hỏi, quan sát, khám và thử nghiệm

C. Không theo trình tự, cả 3 thao tác quyện vào nhau

D. Tuỳ theo bệnh nhân

Câu 12: Đàm thoại trong khám bệnh tâm lý là một kỷ thuật và một nghệ thuật:

A. Thầy thuốc cần chuẩn bị câu hỏi trước

B. Tập trung vào những câu hỏi liên quan các bộ phận nghi ngờ bệnh lý

C. Thầy thuốc là người hỏi, bệnh nhân trả lời

D. Bao gồm đối đáp một cách linh động kết hợp tâm sự những điều thầm kín

Câu 13: Trong mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân thì:

A. Bệnh nhân là người lệ thuộc vào thầy thuốc

B. Thầy thuốc là người ban ơn

C. Thầy thuốc có quyền giúp hay không giúp người bệnh

D. Bệnh nhân có quyền đòi hỏi sự giúp đỡ của thầy thuốc

Câu 14: Để khai thác tốt các triệu chứng bệnh lý liên quan đến tâm lý, khi khám bệnh thầy thuốc cần:

A. Thăm khám kỹ về lâm sàng và cận lâm sàng

B. Luôn luôn khám với sự có mặt của người thân

C. Khi khám có các đồng nghiệp ở trong phòng

D. Có khi cần có người thân, nhưng có khi chỉ một mình bệnh nhân và một thầy thuốc

Câu 15: Đối thoại nhiều lần với người bệnh giúp cho thầy thuốc:

A. Xử trí tốt các diễn biến của bệnh

B. Khai thác hết các triệu chứng

C. Tạo tình cảm và bệnh nhân có thể nói hết những điều thâm kín gây ra rối loạn tâm lý.

D. Thầy thuốc có quan hệ tốt với bệnh nhân

Câu 16: Vấn đề nào sau đây là phương pháp tác động giáng tiếp đến tâm lý người bệnh:

A. Điều trị theo yêu cầu của người bệnh.

B. Cho bệnh nhân làm nhiều xét nghiệm

C. Mời nhiều chuyên khoa thăm khám bệnh nhân

D. Tạo vườn hoa cây cảnh, phòng bệnh sạch đẹp, thoáng mát

Câu 17: Vấn đề nào sau đây là phương pháp tác động trực tiếp tâm lý người bênh:

A. Thực hiện tốt chế độ tâm lý tiếp xúc bệnh nhân, điều trị nhóm.

B. Thăm khám nhiều lần trong ngày

C. Cho nhiều thân nhân ở bên cạnh bệnh nhân

D. Giải quyết tốt quan hệ bệnh nhân với đồng nghiệp và gia đình

Câu 18: Rối loạn tâm lý ở bệnh nội khoa thường do:

A. Bệnh nhân đau dữ dội

B. Bệnh khó điều trị

C. Bệnh thường kéo dài và có nhiều rối loạn chức năng sinh lý.

D. Bệnh nhân lớn tuổi.

Câu 19: Thái độ của thầy thuốc trước bệnh nhân nội khoa có rối loạn tâm lý:

A. Giữ bí mật cho người bệnh.

B. Mời chuyên khoa tâm thần hội chẩn

C. Cho thuốc an thần để bệnh nhân thấy dễ chịu

D. Quan sát cẩn thận để nhận biết phãn ứng, cảm xúc của người bệnh để tác động cụ thể.

Câu 20: Phãn ứng ở các bệnh nhân nội khoa thường:

A. Giống nhau.

B. Mãnh liệt

C. Âm thầm chịu đựng

D. Không giống nhau, tuỳ theo trạng thái tâm lý của mỗi người.

Câu 21: Các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm (Lao) trạng thái tâm lý chung về xã hội đó là:

A. Sợ biến chứng

B. Sợ không điều trị khỏi

C. Lo lắng không có tiền để điều trị dài ngày

D. Sợ mọi người xa lánh.

Câu 22: Đối với bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, thầy thuốc và nhân viên y tế nên:

A. Thăm khám cẩn thận, tỷ mỷ

B. Điều trị đúng phác đồ

C. Gần gũi, không xa lánh bệnh nhân

D. B và C đúng.

Câu 23: Rối loạn tâm lý ở bệnh nhân nội khoa điều trị kéo dài thường là:

A. Hoang mang lo lắng.

B. Nghi ngờ tính chính xác của chẩn đoán

C. Tự cách li mình.

D. A, B, C đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên