Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 29. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
60 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Hạ nhiệt bằng phương pháp đắp khăn lạnh trên trán có tác dụng:
A. Giảm thân nhiệt ngoại vi bằng cơ chế bốc hơi nước
B. Giảm thân nhiệt trung tâm bằng cơ chế bốc hơi nước
C. Giảm thân nhiệt ngoại vi bằng cơ chế truyền nhiệt
D. Giảm thân nhiệt trung tâm bằng cơ chế truyền nhiệt
Câu 2: Lao nước ấm để hạ sốt dựa trên cơ sở:
A. Làm tăng chuyển hóa cơ sở
B. Tạo lớp nước gây bốc hơi
C. Giãn mạch dưới da tăng thải nhiệt
D. Truyền nhiệt trực tiếp
Câu 3: Cơ chế chính gây ớn lạnh và rét run trong sốt là:
A. Thân nhiệt giảm đột ngột
B. Co mạch ngoại vi
C. Hưng phấn thần kinh dãn mạch
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Cấp cứu sốt cao co giật ở trẻ em cần nhanh chóng:
A. ủ ấm cho trẻ
B. cơi bớt quần áo của trẻ
C. cho trẻ uống nhiều nước
D. uống thuốc hạ sốt
Câu 8: Màng tế bào là gì?
A. Lớp lipid kép có đầu kỵ nước hướng vào nhau
B. Có khả năng hòa màng
C. Cho các chất hòa tan thấm dễ dàng
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Màng tế bào có đặc điểm sau:
A. Dày 7,5 - 10 nm
B. Thành phần protein chiếm tỷ trọng nhỏ nhất
C. Không tạo khả năng hòa màng
D. Tham gia tiêu hóa và bài tiết dịch mật
Câu 10: Thành phần chủ yếu nhất của lớp lipid kép:
A. phospholipid
B. glycolipid
C. cholesterol
D. glycoprotein
Câu 11: Trong thành phần lipid của màng, thứ tự về tỉ lệ các chất:
A. Phospholipid > Cholesterol > Glycolipid
B. Cholesterol > Phospholipid > Glycolipid
C. Glycolipid > Phospholypid > Cholesterol
D. Phospholipid > Glycolipid > Cholesterol
Câu 13: Các protein màng tế bào không có vai trò:
A. Tạo cấu trúc chống đỡ
B. Tổng hợp DNA
C. Là receptor
D. Là kháng nguyên
Câu 14: Trong cấu trúc màng sinh chất loại prôtêin chiếm số lượng nhiều nhất có chức năng là:
A. Enzim
B. Vận chuyển
C. Hoocmôn
D. Kháng thể
Câu 15: Chức năng của protein trung tâm trên màng tế bào:
A. Tạo kênh vận chuyển hoặc chất chuyên chở
B. Là những thể tiếp nhận
C. Tạo tính miễn dịch
D. Là những receptor của hormones
Câu 16: Chức năng màng sinh học của tế bào, CHỌN CÂU SAI:
A. Protein trung tâm làm nhiệm vụ chuyên chở chất qua màng
B. Protein ngoại vi tạo các bộ khung cho màng
C. Protein ngoại vi đóng vai trò là các enzym
D. Lớp lipid tạo khả năng hòa màng
Câu 17: Vai trò KHÔNG PHẢI của protein trên màng tế bào:
A. Enzym
B. Vận chuyển
C. Tạo lớp áo
D. Tất cả đều sai
Câu 18: Thành phần protein trung tâm trên màng tế bào có đặc điểm sau:
A. Tạo thành các kênh
B. Không tham gia vai trò khuếch tán chất hòa tan trong nước: các ion
C. Nằm ngoài các lớp phospholipid
D. Tham gia điều khiển chức năng nội bào
Câu 19: Các chức năng sau đây của glucid màng, ngoại trừ:
A. Làm các tế bào dính vào nhau
B. Có hoạt tính men
C. Là receptor
D. Tham gia phản ứng miễn dịch
Câu 20: Câu nào sai khi nói về đặc điểm của các thành phần cấu trúc màng tế bào?
A. Thành phần chủ yếu của màng là protein và lipid
B. Hai đầu kỵ nước của lớp lipid kép nằm quay vào trong, ở giữa hai lớp lipid màng
C. Thành phần lipid màng tế bào gồm có phospholipid, cholesterol và glycolipid
D. Màng tế bào được cấu tạo bởi một lớp phân tử phospholipid
Câu 21: Câu nào sau đây SAI về thành phần cấu tạo của màng tế bào?
A. Nước là thành phần của dịch tế bào, chiếm 70 – 85%
B. Có các chất điện giải như Na+ , K+ , Ca++
C. Carbohydrate đóng vai trò chính về dinh dưỡng tế bào và chức năng cấu trúc
D. Protein chiếm 10 – 20% khối tế bào
Câu 23: Vận chuyển chọn lọc qua màng tế bào gồm những hình thức nào sau đây?
A. Khuếch tán đơn giản
B. Thẩm thấu
C. Siêu lọc
D. Cả ba đều đúng
Câu 24: Vận chuyển thụ động qua màng tế bào:
A. Do chênh lệch gradient từ thấp đến cao
B. Hầu hết không cần chuyên chở
C. Cần năng lượng dạng ATP
D. Tạo chênh lệch bậc thang càng nhiều hơn
Câu 25: Hình thức vận chuyển thụ động có đặc điểm sau:
A. Không theo hướng gradient
B. Không theo thể thức bậc thang
C. Cần năng lượng
D. Gồm 4 hình thức: khuếch tán, thẩm thấu, điện thẩm và siêu lọc
Câu 26: Các con đường khuyếch tán qua màng sinh chất là:
A. Khuyếch tán qua kênh prôtêin mang tính chọn lọc
B. Khuyếch tán qua lỗ màng kênh prôtêin không mang tính chọn lọc
C. Khuyếch tán qua lỗ màng mang tính chọn lọc
D. Khuyếch tán qua lỗ màng không mang tính chọn lọc
Câu 27: Trong khuếch tán đơn giản , tương quan giữa tốc độ khuếch tán và chênh lệch nồng độ chất khuếch tán có dạng:
A. Tuyến tính
B. Sigma
C. Sin
D. Đường cong tiệm cận ngang
Câu 28: Tốc độ khuếch tán chất qua màng tế bào:
A. Tỷ lệ nghịch với độ hòa tan trong Lipid
B. Tỷ lệ thuận với trong lượng phân tử
C. Tỷ lệ thuận với nhiệt độ
D. Tỷ lệ thuận với độ dày của màng
Câu 29: Tốc độ khuếch tán của một vật thể qua màng sẽ gia tăng nếu:
A. Giảm diện tích bề mặt của màng
B. Tăng độ dày của màng
C. Tăng kích thước của vật thể
D. Tăng khả năng tan trong lipid của vật thể
Câu 30: Hệ số thấm của màng tế bào:
A. Tỷ lệ nghịch với độ dày của màng
B. Tỷ lệ thuận với trọng lượng phân tử chất thấm
C. Tỷ lệ nghịch với nhiệt độ
D. Tỷ lệ nghịch với độ hòa tan của chất thấm trong lipid
Câu 31: Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào:
A. Bản chất của chất khuếch tán
B. Độ ẩm
C. Trạng thái của màng
D. Nhiệt độ
Câu 32: Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến mức độ khuếch tán, ngoại trừ:
A. Tác dụng về bậc thang điện tích
B. Tác dụng về bậc thang năng lượng
C. Tác dụng về bậc thang áp suất
D. Tác dụng về bậc thang nồng độ
Câu 33: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng lên sự khuếch tán, NGOẠI TRỪ:
A. Tốc độ khuếch tán tỷ lệ nghịch với độ dày của màng tế bào
B. Nhiệt độ tỷ lệ nghịch với tốc độ khuếch tán
C. Sự chênh lệch nồng độ hai bên màng tế bào càng cao làm cho sự khuếch tán càng nhanh
D. Quá trình khuếch tán phụ thuộc khuynh hướng gradien nồng độ
Câu 34: Các chất sau đây khuếch tán được qua lớp lipid kép màng tế bào, NGOẠI TRỪ:
A. Khí \(\mathop {CO}\nolimits_2 \) và \(\mathop O\nolimits_2\)
B. Nước
C. Các ion
D. Vitamin A, D, E, K
Câu 35: Hiện tượng thẩm thấu:
A. Dung môi từ ngăn có ASTT cao qua màng bán thấm đến ngăn có ASTT thấp hơn
B. Glucose thẩm thấu chậm hơn Na+
C. ASTT luôn tỉ lệ thuận với nồng độ thẩm thấu
D. Thẩm thấu ngừng khi đạt trạng thái cân bằng động 2 bên màng
Câu 36: Áp suất thẩm thấu có tác dụng nào sau đây?
A. Chuyển dung môi qua màng bán thấm tới vùng có áp suất thủy tĩnh thấp
B. Chuyển dung môi qua màng từ vùng có nồng độ chất hòa tan từ cao đến thấp
C. Chuyển dung môi qua màng từ vùng có nồng độ chất hòa tan từ thấp đến cao
D. Chuyển chất hòa tan qua màng bán thấm từ vùng có nồng độ cao đến thấp
Câu 37: Khuếch tán của nước trong màng tế bào:
A. Chỉ qua kênh protein, không qua lớp Lipid kép vì không tan trong Lipid
B. Chỉ qua lớp Lipid kép, không qua kênh Protein vì kích thước quá nhỏ
C. Qua kênh protein và lớp lipid kép vì nước có kích thước nhỏ và động năng lớn
D. Được khuếch tán có gia tốc nhờ chất mang
Câu 38: Màng tế bào có tính thấm cao đối với nước vì lý do nào sau đây?
A. Nước hòa tan trong lớp lopid của màng
B. Nước vận chuyển qua màng bằng cơ chế khuếch tán hỗ trợ
C. Nước là một phân tử nhỏ , nó được khuếch tán đơn thuần qua các kênh protein màng
D. Nước được vận chuyển tích cực qua màng
Câu 39: Điều nào dưới đây là không đúng khi mô tả dòng chảy của nước dưới tác dụng của gradient áp lực thẩm thấu:
A. Có dòng chảy của nước từ nơi có áp lực thẩm thấu thấp tới nơi có áp lực thẩm thấu cao
B. Tốc độ dòng chảy của nước gia tăng khi tính thấm đối với nước của màng tăng
C. Có dòng chảy của nước từ nơi có nồng độ chất hòa tan thấp tới nơi có nồng độ chất hòa tan cao
D. Đòi hỏi cung cấp năng lượng cho dòng chảy của nước qua màng
Câu 40: Khuếch tán được gia tốc:
A. Cần chất mạng
B. Không cần ATP
C. Tốc độ vận chuyển có giá trị cực đại
D. Tất cả đúng
Câu 41: Khuếch tán đơn thuần và khuếch được hỗ trợ giống nhau ở:
A. Cần chất mang
B. Đi ngược bậc thang nồng độ
C. Mức khuếch tán tăng lên một cách cân xứng với nồng độ chất khuếch tán
D. Hoạt động không cần dạng năng lượng ATP
Câu 42: Sự khuếch tán đơn thuần và vận chuyển trung gian (Facilitated) giống nhau ở điểm nào sau đây:
A. Cần chất chuyên chở
B. Đi ngược chiều gradient nồng độ
C. Có thể hoạt động không cần ATP
D. Có thể bị ức chế bởi chất ức chế chuyên biệt
Câu 43: Chất khuếch tán có gia tốc:
A. Vitamin A, D, E, K
B. Nước
C. \(\mathop {NH}\nolimits_3\)
D. Glucose
Câu 44: Chất nào sau đây vận chuyển qua màng tế bào bằng hình thức khuếch tán có gia tốc?
A. \(\mathop {CO}\nolimits_2 \)
B. \(\mathop {NH}\nolimits_3\)
C. Nước
D. Acid amin
Câu 45: Chất nào sau đây được vận chuyển qua màng tế bào bằng hình thức khuếch tán gia tốc?
A. nước
B. các đường đơn hay acid amin
C. các ions
D. các vitamin
Câu 46: Glucose vận chuyển qua màng tế bào theo hình thức:
A. Vận chuyển chủ động thứ cấp
B. Khuếch tán được gia tốc
C. Vận chuyển tích cực qua khoảng kẻ tế bào
D. Câu a và b đúng
Câu 47: Glucose qua bờ bàn chải của tế bào biểu mô niêm mạc ruột và ống thận theo hình thức:
A. Vận chuyển tích cực thứ phát
B. Khuếch tán đơn thuần
C. Khuếch tán được tăng cường
D. Đồng vận chuyển cùng chất mang với ion Na
Câu 48: Chọn tổ hợp đúng: Khuếch tán qua màng tế bào: 1. Chất khuếch tán phải hòa tan trong lipid 2. Giảm khi độ dày của màng tăng 3. Giảm khi bị sốt 4. Khuếch tán glucose phải có chất chuyên chở
A. nếu 1, 2, 3 đúng
B. nếu 1 và 3 đúng
C. nếu 1 và 3 đúng
D. nếu 2 và 4 đúng
Câu 49: Yếu tố chính yếu tạo hiện tượng điện thẩm là:
A. Bản chất của chất khuếch tán
B. Sự chênh lệch về điện thế
C. Đặc điểm màng tế bào
D. Nhiệt độ hai bên màng tế bào
Câu 50: Các yếu tố thúc đẩy nhu động niệu đạo, ngoại trừ:
A. Dòng nước tiểu bên trong
B. Vi khuẩn trong niệu đạo
C. Ống thông trong niệu đạo
D. Áp lực ổ bụng
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án Xem thêm...
- 1 Lượt thi
- 60 Phút
- 50 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận