Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật điện - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật điện - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 825 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật điện - Phần 1. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

60 Lần thi

Câu 5: Chọn phát biểu không chính xác.

A. Máy điện đồng bộ là các máy điện xoay chiều có tốc độ quay n của rôtor không đổi và bằng tốc độ quay của từ trường

B. Theo nguyên lý thuận nghịch, máy điện đồng bộ có thể vận hành theo chế độ máy phát điện hoặc chế độ động cơ.

C. Máy điện đồng bộ chỉ có thể sử dụng để làm máy phát điện mà không thể làm việc ở chế độ động cơ

D. Trong các hệ thống điện, máy điện đồng bộ dùng làm máy phát công suất phản kháng để bù và nâng cao hệ số công suất cho lưới điện

Câu 6: Chọn phát biểu không chính xác.

A. Máy điện đồng bộ chủ yếu được sử dụng để làm máy phát điện

B. Tuyệt đại bộ phận điện năng sử dụng trong công nghiệp và đời sống là năng lượng điện từ do các máy phát điện đồng bộ cung cấp

C. Trong truyền động điện công suất lớn từ vài trăm kW trở lên người ta sử dụng động cơ điện đồng bộ

D. Trong công nghiệp luyện kim, khai khoáng, thiết bị lạnh động cơ đồng bộ được sử dụng để truyền động các máy bơm, nén khí, quát gió, … với tốc độ không đổi

Câu 7: Chọn phát biểu không chính xác.

A. Máy phát điện đồng bộ được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là phần cảm, phần ứng và phần kích từ

B. Máy phát điện đồng bộ được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng

C. Máy phát điện đồng bộ được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là rotor và stator

D. Phần ứng của máy phát điện xoay chiều gồm 3 cuộn dây đặt lệch nhau 120° trong không gian cố định trên các rãnh của mạch từ trên stator

Câu 8: Chọn phát biểu không chính xác.

A. Phần cảm thường đặt trên stator của máy điện, trên stator có hệ thống dây quấn có dòng điện một chiều chạy qua để tạo thành một nam châm điện.

B. Phần cảm thường đặt trên rotor của máy điện, trên rotor có hệ thống dây quấn có dòng điện một chiều chạy qua để tạo thành một nam châm điện.

C. Số cực từ của phần cảm sẽ quy định tốc độ quay của rotor và tần số của dòng điện.

D. Với các máy phát 2 cực (p = 1) tốc độ cao, rotor phải làm dạng cực ẩn, lõi thép rotor có xẻ rãnh để đặt dây quấn.

Câu 9: Chọn phát biểu không chính xác.

A. Với các máy phát 2 cực (p = 1) tốc độ cao, rotor phải làm dạng cực ẩn.

B. Các máy phát điện đồng bộ nhiều cực (p > 2) có tốc độ quay thấp thường làm ở dạng cực lồi.

C. Các máy phát điện đồng bộ nhiều cực (p > 2) thường làm ở dạng cực ẩn để dễ chế tạo và làm tăng tốc độ roror.

D. Số cực từ của phần cảm sẽ quy định tốc độ quay của rotor và tần số của dòng điện.

Câu 10: Chọn phát biểu không chính xác.

A. Phần ứng của máy phát điện xoay chiều gồm 3 cuộn dây đặt lệch nhau 120° trong không gian cố định trên các rãnh của stator.

B. Phần ứng của máy phát điện xoay chiều gồm 3 cuộn dây quấn cố định trên các rãnh của rotor.

C. Phần cảm thường đặt trên rotor của máy điện. Số cực từ của phần cảm sẽ quy định tốc độ quay của rotor và tần số của dòng điện.

D. Trên phần cảm có hệ thống dây quấn có dòng điện một chiều chạy qua để tạo ra từ trường kích từ.

Câu 12: Để đảm bảo công suất đồng thời nâng cao tính ổn định của nguồn điện lưới, các máy phát điện thường được ghép song song với nhau và cùng hòa vào lưới điện chung. Muốn đóng mạch để các máy phát điện đồng bộ làm việc song song với nhau phải thỏa mãn điều kiện sau đây:

A. Điện áp của máy phát điện phải bằng và trùng pha với điện áp của mạng điện.

B. Tần số của máy phát điện phải bằng tần số của mạng điện.

C. Thứ tự pha của máy phát phải giống thứ tự pha của lưới điện.

D. Phải thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện a, b và c.

Câu 13: Tác dụng của từ trường phần ứng Φ lên từ trường của cực từ phần cảm Φo được gọi là phản ứng phần ứng.

A. Trong mọi trường hợp Φo luôn có phương trùng với trục rôtor, có chiều đi ra từ cực bắc N

B. Trong mọi trường hợp Φo luôn có vuông góc với trục rôtor, có chiều đi ra từ cực bắc

C. Trong mọi trường hợp Φo luôn có phương trùng với trục rôtor, có chiều đi ra từ cực Nam

D. Trong mọi trường hợp Φo luôn có phương trùng với trục rôtor, có chiều vuông góc với trục rortor

Câu 14: Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ.

A. Từ thông phần ứng Φ luôn quay bất đồng bộ với từ thông phần cảm Φo

B. Sức điện động E0 luôn chậm pha so với Φ0 một góc 900

C. Sức điện động E0 luôn nhanh pha so với Φ0 một góc 900

D. Góc lệch pha giữa E0 và I không phụ thuộc vào tính chất của phụ tải

Câu 15: Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ. Góc lệch pha giữa E0 và I sẽ phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Trường hợp tải thuần trở thì:

A. E0 và I cùng pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục.

B. E0 và I ngược pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục.

C. E0 và I cùng pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục.

D. E0 và I ngược pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục.

Câu 16: Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ. Góc lệch pha giữa E0 và I sẽ phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Trường hợp tải thuần cảm thì:

A. I chậm pha sau E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và ngược chiều với Φ0.

B. Tác dụng của Φ lên Φ0 được gọi là phản ứng phần ứng dọc trục khử từ, có tác dụng làm tăng từ trường tổng.

C. I nhanh pha hơn E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và ngược chiều với Φ0.

D. Tác dụng của Φ lên Φ0 được gọi là phản ứng phần ứng ngang trục, có tác dụng làm méo dạng từ trường tổng.

Câu 17: Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ. Góc lệch pha giữa E0 và I sẽ phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Trường hợp tải điện dung thì:

A. I vượt trước E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và Φ0.

B. I chậm pha hơn E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và Φ0.

C. Tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục. Phản ứng này làm méo dạng từ trường tổng.

D. Tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục. Phản ứng này làm giảm từ trường tổng.

Câu 19: Đặc tính ngoài của máy phát biểu diễn sự phụ thuộc giữa điện áp pha U với dòng điện tải khi tần số và dòng kích từ không đổi (E0 = const). Khi thay đổi tính chất phụ tải ta có các đặc tính sau, trong đó:

A. 1 – Tải R-C, 2 – Tải R-L, 3 – Tải L

B. 1 – Tải R-L, 2 – Tải L, 3 – Tải R-C

C. 1 – Tải L, 2 – tải R-L, 3 – Tải R-C

D. 1 – Tải R-l, 2 – Tải R-C, 3 – Tải L

Câu 20: Máy điện một chiều là loại máy điện sử dụng với mạng điện một chiều.

A. Máy có thể vận hành ở chế độ máy phát hoặc chế độ động cơ

B. Máy điện một chiều chỉ có thể vận hành ở chế độ máy phát

C. Máy điện một chiều chỉ có thể vận hành ở chế độ động cơ

D. Máy điện một chiều có thể sử dụng với mạng điện xoay chiều

Câu 21: Cấu tạo của máy điện một chiều gồm có:

A. 3 bộ phận chính: phần cảm, phần ứng và cổ góp điện.

B. 2 bộ phận chính: phần cảm, phần ứng.

C. 3 bộ phận chính: phần cảm, phần ứng và phần kích từ.

D. 3 bộ phận chính: Rotor, stator và phần kích từ.

Câu 22: Mômen quay của động cơ điện một chiều:

A. Tỷ lệ thuận với dòng điện phần ứng và từ thông

B. Tỷ lệ thuận với dòng điện phần ứng và tỷ lệ nghịch với từ thông

C. Tỷ lệ nghịch với dòng điện phần ứng và tỷ lệ thuận với từ thông

D. Tỷ lệ nghịch với dòng điện phần ứng và  từ thông

Câu 23: Tìm phát biểu SAI.

A. Nguyên nhân cơ khí: Hiện tượng tiếp xúc xấu giữa chổi than và các phiến đổi chiều.

B. Nguyên nhân điện từ: Hiện tượng đổi chiều dòng điện trong các bối dây phần ứng.

C. Tia lửa điện sinh ra có thể do các nguyên nhân cơ khí và nguyên nhân điện từ.

D. Do bản chất của quá trình tạo ra dòng điện một chiều.

Câu 24: Tìm phát biểu SAI.

A. Để khắc phục tình trạng phóng điện trong quá trình đổi chiều người ta sử dụng các điện cực phụ và cuộn dây bù.

B. Nhờ các điện cực phụ đặt giữa các điện cực chính, ở trên đường trung tính hình học nên có thể tạo ra một từ trường phụ để khi bối dây ngắn mạch chuyển động trong đó sẽ sinh ra một sđđ đổi chiều eđc bằng và ngược chiều với sđđ phản điện epk để khử nó đi.

C. Các máy điện một chiều công suất lớn đều có điện cực phụ. Dây quấn điện cực phụ đấu nối tiếp với dây quấn phần ứng.

D. Các máy điện một chiều công suất lớn đều có điện cực phụ. Dây quấn điện cực phụ đấu song song với dây quấn phần ứng.

Câu 25: Dựa vào phương pháp nối dây máy phát điện một chiều tự kích từ chia ra làm:

A. 3 loại: kích từ song song; kích từ nối tiếp và kích từ hỗn hợp.

B. 2 loại: kích từ song song; kích từ nối tiếp.

C. 2 loại: tự kích từ và không có kích từ.

D. 2 loại: kích từ vừa song song vừa nối tiếp.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật điện có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật điện có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 60 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên