Câu hỏi: Đặc tính ngoài của máy phát biểu diễn sự phụ thuộc giữa điện áp pha U với dòng điện tải khi tần số và dòng kích từ không đổi (E0 = const). Khi thay đổi tính chất phụ tải ta có các đặc tính sau, trong đó:
A. 1 – Tải R-C, 2 – Tải R-L, 3 – Tải L
B. 1 – Tải R-L, 2 – Tải L, 3 – Tải R-C
C. 1 – Tải L, 2 – tải R-L, 3 – Tải R-C
D. 1 – Tải R-l, 2 – Tải R-C, 3 – Tải L
Câu 1: Tìm phát biểu SAI.
A. Để khắc phục tình trạng phóng điện trong quá trình đổi chiều người ta sử dụng các điện cực phụ và cuộn dây bù.
B. Nhờ các điện cực phụ đặt giữa các điện cực chính, ở trên đường trung tính hình học nên có thể tạo ra một từ trường phụ để khi bối dây ngắn mạch chuyển động trong đó sẽ sinh ra một sđđ đổi chiều eđc bằng và ngược chiều với sđđ phản điện epk để khử nó đi.
C. Các máy điện một chiều công suất lớn đều có điện cực phụ. Dây quấn điện cực phụ đấu nối tiếp với dây quấn phần ứng.
D. Các máy điện một chiều công suất lớn đều có điện cực phụ. Dây quấn điện cực phụ đấu song song với dây quấn phần ứng.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Máy phát điện đồng bộ tạo điện áp lối ra với dải tần có thể điều chỉnh trong khoảng từ 50 - 100 Hz. Xác định phạm vi biến thiên vận tốc của rotor nếu số cặp cực 2p = 8.
A. 750 – 1500 vg/ph
B. 375 – 750 vg/ph
C. 187,5 – 375 vg/ph
D. 625 – 1250 vg/ph
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ. Góc lệch pha giữa E0 và I sẽ phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Trường hợp tải thuần trở thì:
A. E0 và I cùng pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục.
B. E0 và I ngược pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục.
C. E0 và I cùng pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục.
D. E0 và I ngược pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ. Góc lệch pha giữa E0 và I sẽ phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Trường hợp tải điện dung thì:
A. I vượt trước E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và Φ0.
B. I chậm pha hơn E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và Φ0.
C. Tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục. Phản ứng này làm méo dạng từ trường tổng.
D. Tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục. Phản ứng này làm giảm từ trường tổng.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Gọi U, I là điện áp và dòng điện pha của một máy phát đồng bộ m pha thì công suất tác dụng 1 pha của máy phát sẽ là:
A. P = UI cosμ
B. P = mUI cosμ
C. P = UI
D. P = mUI
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Tìm phát biểu SAI.
A. Nguyên nhân cơ khí: Hiện tượng tiếp xúc xấu giữa chổi than và các phiến đổi chiều.
B. Nguyên nhân điện từ: Hiện tượng đổi chiều dòng điện trong các bối dây phần ứng.
C. Tia lửa điện sinh ra có thể do các nguyên nhân cơ khí và nguyên nhân điện từ.
D. Do bản chất của quá trình tạo ra dòng điện một chiều.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật điện - Phần 1
- 61 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận