Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật cảm biến - Phần 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật cảm biến - Phần 4

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 194 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật cảm biến - Phần 4. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

25 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 2: Người ta thường dùng cảm biến đo dịch chuyển dùng điện cảm theo nguyên lý khoảng cách khe hở không khí thay đổi mắc theo kiểu vi sai vì lý do:

A. Tăng độ nhạy và tăng độ tuyến tính 

B. Chống nhiễu

C. Tăng giá trị điện cảm 

D. Giảm giá trị điện cảm

Câu 3: Cảm biến đo sự dịch chuyển dùng điện cảm dựa vào nguyên lý:

A. Tác động dịch chuyển làm thay đổi từ thẩm mạch từ dẫn đến từ trở khe hở không khí thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện cảm của cuộn dây thay đổi theo

B. Tác động dịch chuyển làm thay đổi khoảng cách khe hở không khí dẫn đến từ trở khe hở không khí thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện cảm của cuộn dây thay đổi theo

C. Tác động dịch chuyển làm thay đổi tiết diện khe hở không khí dẫn đến từ trở khe hở không khí thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện cảm của cuộn dây thay đổi theo

D. Tác động dịch chuyển làm thay đổi điện trở cuộn dây dẫn đến giá trị điện cảm của cuộn dây thay đổi theo

Câu 4: Sử dụng điện thế kế con chạy quang và từ có ưu điểm so với con chạy cơ học là:

A. Độ chính xác cao

B. Đầu ra là điện áp

C. Đầu ra là điện trở

D. Không cần tiếp xúc nên không gây tiếng ồn, không bị mài mòn, tuổi thọ cao

Câu 5: Cấu tạo cảm biến biến thế vi sai đo dịch chuyển gồm:

A. Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp mắc nối tiếp ngược chiều

B. Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp có số vòng bằng nhau mắc nối tiếp cùng chiều

C. Cuộn dây sơ cấp, lõi thép cố định, 2 cuộn dây thứ cấp có số vòng bằng nhau mắc nối tiếp ngược chiều

D. Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp có số vòng bằng nhau mắc song song cùng chiều

Câu 6: Nguyên lý hoạt động của cảm biến dịch chuyển dùng biến thế vi sai?

A. Khi lõi từ dịch chuyển, làm thay đổi hệ số hỗ cảm giữa cuộn sơ cấp với các cuộn thứ cấp. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo gần như tuyến tính với hiệu số các hệ số hỗ cảm của hai cuộn thứ cấp

B. Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm từ trở mạch từ thay đổi, dẫn đến điện cảm 2 cuộn dây thứ cấp thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo

C. Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm điện trở trên 2 cuộn dây thứ cấp thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo

D. Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm từ thông cảm ứng trên 2 cuộn dây thứ cấp thay đổi, dẫn đến từ thẩm mạch từ thứ cấp thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo

Câu 8: Mục đích cảm biến tiệm cận dùng để:

A. Đo khoảng cách 

B. Đo sự dịch chuyển

C. Phát hiện có hay không có vật, đo khoảng cách và đo sự dịch chuyển

D. Hiển thị kết quả đo

Câu 9: Đối tượng cảm biến tiệm cận điện cảm có thể phát hiện là:

A. Kim loại 

B. Chất lỏng

C. Chất rắn 

D. Vật bất kỳ

Câu 10: Đối tượng cảm biến tiệm cận điện dung có thể phát hiện là:

A. Kim loại 

B. Chất lỏng 

C. Chất rắn

D. Vật bất kỳ

Câu 11: Định nghĩa khoảng cách phát hiện của cảm biến tiệm cận:

A. Là khoảng cách trung bình từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát hiện được

B. Là khoảng cách tối thiểu từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát hiện được

C. Là khoảng cách xa nhất từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát hiện được

D. Là khoảng cách cài đặt từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát hiện được

Câu 12: Cảm biến điện cảm được chế tạo dựa trên nguyên lý nào sau đây:

A. Nguyên lý là dựa trên sự thay đổi của điện cảm khi có sự dịch chuyển

B. Nguyên lý là dựa trên sự thay đổi của điện dung khi có sự dịch chuyển

C. Nguyên lý là dựa trên cảm ứng điện từ, vật cần đo vị trí hoặc dịch chuyển được gắn vào một phần tử của mạch từ gây nên sự biến thiên từ thông qua cuộn đo

D. Nguyên lý là dựa trên sự thay đổi của quang điện khi có sự dịch chuyển

Câu 13: Cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện vật dựa vào nguyên lý:

A. Bản cực của tụ điện tạo ra vùng điện trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật làm giá trị điện dung thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi điện dung này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến

B. Bản cực của tụ điện tạo ra vùng từ trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng cảm biến, cường độ từ trường sẽ thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến

C. Bản cực của tụ điện tạo ra vùng trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật và làm giảm biên độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự giảm biên độ này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến

D. Bản cực của tụ điện tạo ra vùng điện trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng cảm biến, điện môi giữa các bản cực thay đổi dẫn đến giá trị điện dung thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi điện dung này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến

Câu 14: Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu đo chiều cao sản phẩm dưới đây:

A. Cảm biến quang dạng khuếch tán

B. Cảm biến tiệm cận điện dung

C. Cảm biến tiệm cận điện cảm

D. Cảm biến quang dạng khuếch tán, cảm biến tiệm cận điện dung, cảm biến tiệm cận điện cảm

Câu 15: Sử dụng điện thế kế con chạy cơ học đo dịch chuyển thẳng có biểu thức xác định:

A. \({R_m} = \frac{\alpha }{{{\alpha _m}}}{R_\alpha }\)

B. \({R_m} = \frac{\alpha }{{{\alpha _m}}}{R_m}\)

C. \({R_x} = \frac{l}{L}{R_m}\)

D. \({R_m} = \frac{l}{L}{R_x}\)

Câu 17: Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu kiểm tra nắp chai (bằng kim loại) dưới đây:

A. Cảm biến quang dạng khuếch tán

B. Cảm biến tiệm cận điện dung

C. Cảm biến tiệm cận điện cảm

D. Cảm biến quang dạng khuếch tán, cảm biến tiệm cận điện dung, cảm biến tiệm cận điện cảm

Câu 18: Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu kiểm tra thanh chắn đóng dưới đây:

A. Cảm biến quang dạng khuếch tán

B. Cảm biến tiệm cận điện dung

C. Cảm biến siêu âm

D. Cảm biến quang soi thấu

Câu 19: Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu phát hiện vị trí buồng thang dưới đây:

A. Cảm biến quang dạng khuếch tán

B. Cảm biến tiệm cận điện cảm

C. Cảm biến siêu âm

D. Cảm biến quang soi thấu

Câu 20: Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu đếm sản phẩm dưới đây:

A. Cảm biến quang dạng khuếch tán

B. Cảm biến tiệm cận điện dung

C. Cảm biến tiệm cận điện cảm

D. Cảm biến quang dạng khuếch tán, cảm biến tiệm cận điện dung, cảm biến tiệm cận điện cảm.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật cảm biến có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật cảm biến có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 25 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên