Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động - Phần 15. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
3 Lần thi
Câu 1: Chọn câu sai: Nếu máy làm hai, ba ca trên cùng một sản phẩm thì người công nhân phải:
A. Bàn giao máy cho người làm tiếp theo
B. Thông báo cho người làm tiếp theo mình và thợ cả biết những nhược điểm của máy trong khi làm việc
C. Tắt máy, tháo sản phẩm đang gia công, lau chùi máy, còn dụng cụ thì xếp vào tủ
D. Giải thích cho người công nhân tiếp biết nhiệm vụ sản xuất của ca sau
Câu 2: Chọn câu sai: Trước khi làm việc trên máy bào ta cần phải làm gì:
A. Kiểm tra máy, kiểm tra các cơ cấu của máy, các cơ cấu đổi tốc độ và đổi chuyển động chạy dao. Cần phải tránh hiện tượng máy tự bật công tắc
B. Mở hành trình bàn máy hoặc đầu bào trong khi chuyển động chạy dao
C. Kiểm tra sự tin cậy của các cơ cấu nâng hạ và của đồ gá kẹp chặt
D. Kiểm tra hàng rào chắn và cơ cấu bảo hiểm để tránh phoi
Câu 3: Chọn câu sai: Trong khi làm việc trên máy bào người thợ cần chú ý điều gì:
A. Không mở hành trình bàn máy hoặc đầu bào trước khi ngắt chuyển động chạy dao
B. Trước khi mở máy, phải chú ý xem có nguy hiểm gì cho người xung quanh hay không
C. Không đưa tay vào vùng chuyển động của đầu bào và không để tay vào giá dao
D. Nếu có hỏng hóc phải sửa chữa kịp thời
Câu 4: Sau khi làm việc trên máy bào người thợ cần chú ý điều gì:
A. Phải tắt động cơ điện. Thu dọn và sắp xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào đúng nơi qui định, lau chùi và bôi trơn cho máy
B. Lấy phoi ra khỏi bàn máy bằng chổi hoặc bằng bàn chải chuyên dùng
C. Xiết lại bulon, đai ốc kẹp chặt chi tiết, đo chi tiết lúc máy đang đứng
D. Cả a, b và c đều đúng
Câu 5: Thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc chúng ta cần phải làm gì:
A. Đảm bảo an toàn thân thể người lao động
B. Huấn luyện và nâng cao kiến thức về bảo hộ lao động
C. Sử dụng các thiết bị an toàn, các phương tiện an toàn và vệ sinh cho người lao động
D. Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe cho người lao động
Câu 6: Trang bị phòng hộ cá nhân được chia làm các nhóm nào sau đây:
A. Bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp
B. Bảo vệ thính giác, bảo vệ đầu
C. Bảo vệ tay chân, bảo vệ thân thể
D. Cả a, b và c đều đúng
Câu 7: Kính bảo vệ mắt không bị tác động do các tia năng lượng thường có tác dụng nào sau đây:
A. Lọc ánh sáng, làm giảm độ sáng chói
B. Bảo vệ mắt không bị bức xạ của tia tử ngoại
C. Bảo vệ mắt không bị nung nóng của tia hồng ngoại
D. Cả a, b và c đều đúng
Câu 8: Biện pháp hữu hiệu nhất để tránh tai nạn lao động gây thiệt hại cho sản xuất là:
A. Huấn luyện và nâng cao kiến thức về bảo hộ lao động. Thường xuyên giáo dục an toàn lao động, phòng cháy nổ, vệ sinh công nghiệp cho người lao động để có ý thức tự giác
B. Nghiên cứu xây dựng, ban hành các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn an tòan và vệ sinh công nghiệp (còn gọi là công tác tiêu chuẩn hóa)
C. Tổ chức thi hành qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn trong sản xuất và coi việc thực hiện qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn là một công việc của sản xuất
D. Thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện an toàn và vệ sinh cho người lao động
Câu 9: Nội dung chủ yếu của kỹ thuật an toàn là:
A. Xác định vùng nguy hiểm.
B. Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn.
C. Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân…
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 10: Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động là:
A. Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh.
B. Xác định các yếu tố có hại về sức khỏe.
C. Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 11: Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh là:
A. Kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường
B. Xác định vùng nguy hiểm
C. Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 12: Các chính sách, chế độ ATVSLĐ chủ yếu bao gồm:
A. Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý, cơ chế quản lý công tác lao động
B. Chế độ nhằm đảm bảo sử dụng sức lao động hợp lý, khoa học
C. Bồi dưỡng phục hồi sức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 13: Công tác ATVSLĐ có những tính chất nào:
A. Tính quần chúng
B. Tính khoa học công nghệ
C. Tính pháp luật
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 14: Muốn thực hiện tốt công tác ATVSLĐ chúng ta phải:
A. Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật ATVSLĐ gắn liền với việc nghiên cứu cải tiến trang bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất
B. Nghiên cứu những vấn đề về kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc
C. Nghiên cứu đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để huy động đông đảo cán bộ và người lao động tham gia
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 15: Hãy nêu các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ gây tai nạn lao động trong sản xuất:
A. Những hóa chất độc; nguồn nhiệt; nguồn điện; nổ vật lý; nổ hoá học; những yếu tố vi khí hậu xấu; vi sinh vật có hại; bức xạ và phóng xạ
B. Vật văng bắn; vật rơi, đổ, sập; các bộ phận truyền động và chuyển động; nguồn nhiệt; nguồn điện; nổ
C. Những vật văng bắn; vật rơi, đổ, sập; tiếng ồn và rung động; bức xạ và phóng xạ; những yếu tố vi khí hậu xấu
D. Vật văng bắn; bức xạ và phóng xạ; vật rơi, đổ, sập; bụi, ồn, hóa chất, những yếu tố vi khí hậu xấu; vi sinh vật có hại
Câu 16: Hãy nêu các biện pháp cơ bản về kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn và phòng ngừa tai nạn lao động:
A. Thiết bị che chắn; thiết bị bảo hiểm phòng ngừa; Khoảng cách an toàn; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
B. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa; Tín hiệu, báo hiệu
C. Thiết bị an toàn riêng biệt; Phòng cháy, chữa cháy
D. Cả a, b và c
Câu 17: Đối tượng áp dụng thực hiện Luật an toàn, vệ sinh lao động là?
A. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
B. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
C. Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 18: Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có những nghĩa vụ gì sau đây?
A. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
B. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
C. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 19: Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có quyền như thế nào đối với công tác ATVSLĐ?
A. Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động
B. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật
C. Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động
D. Cả a, b, c, đều đúng
Câu 20: Ai có nghĩa vụ chính trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
A. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở doanh nghiệp
B. Cán bộ phụ trách an toàn, vệ sinh lao động
C. Người sử dụng lao động tại doanh nghiệp
D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 21: Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
A. Hằng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động
B. Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn – vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao
C. Cả a và b đều sai
D. Cả a và b đều đúng
Câu 22: Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
A. Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn quy đinh, biện pháp an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động
B. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định
C. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động…
D. Tất cả đều đúng
Câu 23: Quyền của người sử dụng lao động:
A. Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp ATVSLĐ
B. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ
C. Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra về ATVSLĐ, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới
D. Cả a và b,c đều đúng
Câu 24: Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bao nhiêu lần trong 01 năm?
A. Ít nhất một lần
B. Tất cả người lao động đều được khám sức khỏe một lần
C. Người lao động tự lo cho sức khoẻ của mình
D. Cả a, b, c đều sai
Câu 25: Quyền của người lao động được yêu cầu của người sử dụng lao động:
A. Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động
B. Trang bị, cung cấp đầu đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
C. Huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động
D. Cả a và b, c đều đúng
Câu 26: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp như thế nào?
A. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%
B. Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
C. Cả a, b đều đúng
Câu 27: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động như thế nào?
A. Trả 75% tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động
B. Trả 85% tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động
C. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động
Câu 28: Mức hưởng trợ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiêp của BHXH được tính như thế nào?
A. Từ 5% đến 30% được hưởng trợ cấp một lần với mức: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở cộng với mức số năm đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng tiền lương đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ, BNN. Công thức tính: {5 lần lương cơ sở + (tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động - 5) x 0,5 x lương cơ sở}+ {0,5 x lương đóng BHXH + (số năm đóng BHXH – 1) x 0,3 x lương đóng BHXH}
B. Từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở công với trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% tháng tiền lương đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. công thức tính {0,3 lần lương cơ sở + (tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động – 31) x 0,02 x lương cơ sở}+ {0,005 x lương đóng BHXH + (số năm đóng BHXH – 1) x 0,003 x lương đóng BHXH}
C. Cả a, b đều đúng
Câu 29: Khen thưởng, xử phạt về ATVSLĐ là một yêu cầu không thể thiếu được nhằm làm cho:
A. Luật pháp, chế độ, chính sách về ATVSLĐ được chấp hành thực hiện nghiêm chỉnh
B. Động viên kịp thời những điển hình tốt
C. Xử lý nghiêm và đúng những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về ATVSLĐ
D. Tất cả đều đúng
Câu 30: Khi thấy nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình người lao động phải làm gì?
A. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc.
B. Từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục
C. Phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp
D. Cả a, b, c đều đúng
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động có đáp án Xem thêm...
- 3 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận