Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm - Phần 16

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm - Phần 16

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 258 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm - Phần 16. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

25 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Tá dược trơn, bóng được cho vào khối hạt bột trước khi dập viên nhằm mục đích:

A. Cải thiện lưu tính của khối hạt, bột thuốc

B. Giảm dính chày, cối 

C. Hạn chế ma sát viên trong quá trình bảo quản 

D. A, B, C

Câu 2: Chọn câu sai: Tính trơn chảy của khối hạt, bột thuốc dùng dập viên?

A. Ảnh hưởng đến độ đồng đều hàm lượng của viên nén

B. Không có vai trò cải thiện đặc tính chịu nén của khối bột, hạt 

C. Hạn chế ma sát viên trong quá trình dập viên, bảo quản 

D. Giảm sinh nhiệt khi nén

Câu 3: Chọn câu sai: Độ ẩm của khối bột, hạt thuốc dùng dập viên ảnh hưởng:

A. Tính trơn chảy 

B. Tính dính 

C. Độ đồng nhất của khối bột, hạt 

D. Độ ổn định của hoạt chất

Câu 4: Lực ma sát gây ra trong quá trình dập viên:

A. Có thể làm nóng chảy, kết tinh lại hạt thuốc 

B. Ảnh hưởng đến giới hạn vi sinh vật nhiễm trong thuốc 

C. Triệt tiêu lực nén 

D. A, B, C

Câu 5: Tinh bột sử dụng trong tá dược viên nén:

A. Đặc tính trương nở kém làm viên chậm rã 

B. Rẻ tiền 

C. Tính trơn chảy kém 

D. A, B

Câu 6: Nhóm đường dùng làm tá dược viên nén:

A. Mannitol thường dùng cho viên đặt dưới lưỡi 

B. Đường invertose có thể dùng dập thẳng 

C. Glucose dễ hút ẩm và có độ cứng kém 

D. A, B, C đều

Câu 7: Nhóm dẫn chất của cellulose dùng làm tá dược viên nén:

A. Tính trơn chảy kém 

B. Làm viên khó rã 

C. Cellulose vi tinh thể có thể dập thẳng với một số hoạt chất

D. A, B, C

Câu 8: Gôm arabic dùng làm tá dược dính cho viên nén:

A. Thường sử dụng trong viên ngậm, viên nhai 

B. Có tính dính cao 

C. Thường phối hợp với tinh bột hoặc đường

D. A, B, C

Câu 9: Chọn câu sai: Các tá dược rã theo cơ chế trương nở:

A. Bentonit 

B. Glucose 

C. PVP 

D. Dẫn chất cellulose

Câu 10: Chọn câu sai: Các phương pháp có thể cải thiện độ rã của viên nén:

A. Phối hợp tá dược rã nhóm trương nở và nhóm hòa tan 

B. Thêm chất gây thấm 

C. Cho tá dược rã vào ở 2 giai đoạn: tạo hạt, trước khi dập viên 

D. Thêm tá dược trơn bóng thân nước

Câu 11: Chọn câu sai: Tá dược trơn bóng dùng trong sản xuất viên nén:

A. Cải thiện tính chịu nén của khối bột, hạt 

B. Giúp viên rã nhanh

C. Sử dụng trong viên nén với lượng nhỏ 

D. Chống dính trong quá trình dập viên

Câu 12: Tá dược hút dùng trong sản xuất viên nén:

A. Làm tăng độ ổn định của thuốc 

B. Điều chỉnh độ ẩm của các loại cao thuốc khi tạo hạt dập viên 

C. Phối hợp với các hoạt chất ở dạng lỏng

D. A, B, C

Câu 13: Chọn câu sai: Tá dược điều chỉnh pH dùng trong sản xuất viên nén:

A. Tạo môi trường pH thuận lợi cho thuốc hòa tan, hấp thu 

B. Ổn định hoạt chất 

C. Bảo vệ dược chất trong đường tiêu hóa 

D. Hạn chế sự ảnh hưởng của vi sinh vật trong quá trình bảo quản

Câu 14: Tá dược điều chỉnh tốc độ phóng thích dược chất:

A. Tá dược làm tăng mức độ phóng thích dược chất: dẫn xuất acid acrylic, các loại sáp 

B. Tá dược làm phóng thích hoạt chất chậm: PEG, Tween, … 

C. Ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình rã và hòa tan của viên nén 

D. A, B, C

Câu 15: Tá dược trơn bóng được cho vào bột, hạt để dập viên ở giai đoạn:

A. Trộn chung với hoạt chất trước khi tạo hạt 

B. Trộn với hoạt chất, tá dược độn trong quá trình tạo hạt 

C. Trộn ngay trước khi dập viên 

D. A, B, C đều sai

Câu 16: Phương pháp tạo hạt khô để sản xuất viên nén:

A. Thường áp dụng đối với các dược chất nhạy cảm với ẩm và nhiệt 

B. Sử dụng tá dược dính ở dạng lỏng thân dầu 

C. Viên nén có độ bền cơ học cao

D. A, C

Câu 17: Để sản xuất viên nén chứa hoạt chất nhạy cảm với ẩm có thể chọn một số giải pháp sau:

A. Xát hạt khô

B. Xát hạt ướt sử dụng isopropanol

C. A, B 

D.  A, B sai

Câu 18: Chọn câu sai: Để cải thiện độ rã của viên nén có thể áp dụng các phương pháp sau:

A. Giảm lực nén 

B. Tăng lượng tá dược trơn

C. Phối hợp các chất gây thấm 

D. Sử dụng tá dược siêu rã

Câu 19: Một số giải pháp khi viên nén không đồng đều hàm lượng:

A. Kiểm tra sự đồng nhất khi trộn bột

B. Tăng lượng tá dược trơn thích hợp

C. Kiểm tra sự phân bố kích thước hạt

D. A, B, C

Câu 20: Chọn câu sai: Một số giải pháp khi viên nén không đạt độ cứng yêu cầu:

A. Tăng lượng tá dược trơn bóng 

B. Tăng tá dược dính 

C. Tăng độ nén thích hợp

D. Kiểm tra độ ẩm thích hợp

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 25 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Sinh viên