Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản - Phần 5. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
118 Lần thi
Câu 1: Trong việc đo các dấu hiệu sống, câu nào nào sau đây SAI:
A. Mỗi ngày đo 2 lần sáng - chiều cách nhau 8 giờ. Trừ trường hợp đặc biệt do Bác sĩ chỉ định
B. Nếu nghi ngờ kết quả khi đo huyết áp hoặc nhiệt độ thì phải tiến hành lại ngay hoặc dùng dụng cụ khác, hoặc bệnh nhân khác để đo rồi so sánh
C. Ðối với trẻ em, người già, người mất trí, bệnh nhân giãy dụa cần phải giữ nhiệt kế suốt thời gian đo và nên đo nhiệt độ ở nách
D. Người điều dưỡng có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự lấy nhiệt và báo cáo kết quả
Câu 2: Yêu cầu cần đạt được kỹ thuật tiêm trong da, NGOẠI TRỪ:
A. Bộc lộ và sát khuẩn vùng tiêm
B. Kéo căng da bệnh nhân
C. Ðâm kim vào một góc 450
D. Ðẩy thuốc nhẹ nhàng, vùng tiêm nổi sẩn
Câu 3: Giao tiếp không lời:
A. Sử dụng cử chỉ điệu bộ thay cho lời nói, chữ viết
B. Thường giao tiếp bằng lời ưu thế hơn giao tiếp không lời
C. Không nên phối hợp giao tiếp bằng lời với giao tiếp không lời
D. Khi bệnh nhân mất ngôn ngữ ta thường sử dụng giao tiếp không lời để diễn đạt
Câu 4: Những vị trí dể bị loét ép khi bệnh nhân nằm ngữa:
A. Vùng chẩm, xương bả vai, vùng xương cùng, gót chân, khuỷu tay
B. Vùng chẩm, vùng xương bả vai, vùng xương cùng, gót chân, đầu gối
C. Vùng chẩm, vùng xương bả vai, vùng xương cùng, xương sườn, đầu gối
D. Vùng chẩm, xương bả vai, vùng xương cùng, xương sườn, mu chân
Câu 5: (a) Khi vận chuyển bệnh nhân cần phải phủ chăn, vải lên người bệnh nhân VÌ (b) Cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ trong vận chuyển. Chọn câu đúng nhất:
A. (A) đúng, (B) đúng; (A), (B) có liên quan nhân quả
B. (A) đúng, (B) đúng; (A), (B) có liên quan nhân quả
C. (A) đúng, (B) sai
D. (A) sai, (B) đúng
Câu 6: Lấy máu tĩnh mạch để làm những xét nghiệm nào sau đây:
A. Ðể làm các xét nghiệm về vật lý, sinh hoá, tế bào
B. Ðể đo khí máu
C. Ðể làm các xét nghiệm về vi sinh vật
D. Sử dụng cho hầu hết mọi xét nghiệm máu trừ khí máu
Câu 7: Trong nhận định trước khi vận chuyển bệnh nhân, CẦN LƯU Ý: 1. Bệnh nhân có khả năng vận động tất cả các chi không? 2. Bệnh nhân không có khả năng vận động ở phần nào của cơ thể? 3. Bệnh nhân có khả năng vận động phía nào mạnh hơn? 4. Trước đây bệnh nhân được vận chuyển bằng cách nào?
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
Câu 8: Vị trí để nhiệt kế khi đo nhiệt ở miệng:
A. Ðặt nhiệt kế ở khoang miệng
B. Ðặt nhiệt kế ở trên lưỡi
C. Ðặt nhiệt kế ở tiền đình miệng
D. Ðặt nhiệt kế ở dưới lưỡi
Câu 9: Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch theo tuần tự nào sau đây được xem là đúng nhất:
A. Bộc lộ tĩnh mạch vùng định tiêm, buộc garô, sát khuẩn, hút thử và bơm thuốc
B. Buộc garô, bộc lộ tĩnh mạch vùng định tiêm, sát khuẩn, hút thử và bơm thuốc
C. Bộc lộ tĩnh mạch vùng định tiêm, sát khuẩn, buộc garô, hút thử và bơm thuốc
D. Sát khuẩn, buộc garô, bộc lộ tĩnh mạch vùng định tiêm, hút thử và bơm thuốc
Câu 10: Giao tiếp bằng lời có đặc điểm: 1. Giao tiếp hiệu quả là phải đơn giản, ngắn, dễ hiểu và trực quan 2. Diễn đạt các ý kiến, cảm xúc, tâm tư, tình cảm... của con người thông qua ngôn ngữ 3. Trong giao tiếp, đôi khi chỉ thay đổi một từ cũng có thế thay đổi nghĩa cả một câu 4. Là giao tiếp chỉ thông qua lời nói
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
Câu 11: Cách đo để xác định chiều dài ống xông cần thiết khi đặt xông dạ dày:
A. Từ dái tai đến mũi xương ức
B. Từ mũi đến rốn
C. Từ cánh mũi đến dái tai rồi đến mũi xương ức
D. Từ dái tai đến mũi đến rốn
Câu 12: Để vận chuyển bệnh nhân đúng kỹ thuật, người điều dưỡng NÊN:
A. Giải thích quy trình vận chuyển với người nhà bệnh nhân
B. Gải thích quy trình vận chuyển với bệnh nhân
C. Không nên thông báo việc vận chuyển với bệnh nhân
D. Chuẩn bị thuốc cấp cứu
Câu 13: Tai biến nào sau đây KHÔNG PHẢI là tai biến của đặt sonde dạ dày, rửa dạ dày:
A. Viêm phổi do sặc dịch rữa
B. Rối loạn nước- điện giải
C. Nhịp nhanh
D. Hạ thân nhiệt
Câu 14: Các dụng cụ thuộc mức độ nguy cơ nhiễm khuẩn cao 1. Dụng cụ phẫu thuật 2. Catheter 3. Dụng cụ đặt tử cung 4. Dụng cụ nội soi tiêu hóa
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
Câu 15: Kỷ thuật tiêm bắp, NGOẠI TRỪ:
A. Sát khuẩn vùng tiêm bằng cồn 700
B. Làm căng mặt da vùng định tiêm
C. Bơm tiêm chếch 300 - 450, mặt vát ngữa lên trên
D. Hút thử xem có máu không
Câu 16: Nguyên tắc khi cọ rửa dụng cụ bằng tay: 1. Tất cả các dụng cụ phải được tháo rời trước khi cọ rửa. 2. Nước máy rất thích hợp vì có thể đào thải hầu hết các chất hữu cơ 3. Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất là dùng bàn chải chà khắp bề mặt dụng cụ dưới mặt nước. 4. Súc rửa dụng cụ với nước sạch, ấm và để khô
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
Câu 17: Kỹ thuật làm giọt dải và giọt đặc:
A. Dùng góc lamen khuấy đều thành đường tròn đồng tâm từ ngoài vào trong
B. Dùng bề rộng của lamen dây nhẹ lam kính để làm giọt đặc
C. Giọt đặc có đuôi vát như hình đầu lưỡi
D. Cố định giọt dải bằng cồn 900 và giọt đặc thì để nguyên
Câu 18: Cần truyền tĩnh mạch 500ml dịch trong thời gian 2 giờ thì tốc độ truyền là:
A. 60 - 65 giọt/phút
B. 70 - 75 giọt/ phút
C. 80 - 85 giọt/phút
D. 90 - 95 giọt/phút
Câu 19: (A) Người điều dưỡng phải triệt để tôn trọng quy trình vô khuẩn khi chuẩn bị hấp, sấy dụng cụ. VÌ (B) Nhiễm khuẩn có thể trực tiếp từ người điều dưỡng sang bệnh nhân và ngược lại:
A. A đúng, B đúng. A, B có liên quan nhân quả
B. A đúng, B đúng. A, B không liên quan nhân quả
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng
Câu 20: Các kiểu băng cơ bản của băng cuộn, câu nào SAI:
A. Băng số 8
B. Băng vòng gấp lai
C. Băng xoáy ốc
D. Băng treo
Câu 21: Trong vận chuyển bệnh nhân từ giường sang cáng bằng phương pháp 3 người, người điều dưỡng CẦN PHẢI: 1. Người cao nhất đứng ở phía chân bệnh nhân 2. Người thấp nhất đứng ở phía đầu bệnh nhân 3. Người cao nhất đỡ phần gáy và lưng bệnh nhân 4. Người thấp nhất đỡ phần đùi và cẳng chân bệnh nhân
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
Câu 22: Ðể có kết quả xét nghiệm máu chính xác, khi lấy máu cần phải:
A. Bệnh nhân phải uống những tác nhân thích hợp với từng loại xét nghiệm 30 phút trước khi lấy máu
B. Lấy máu vào sáng sớm khi bệnh nhân mới ngủ dậy chưa ăn uống gì
C. Sau khi ăn sáng nhẹ
D. Khi bệnh nhân đang sốt
Câu 23: (a) Trong vận chuyển bệnh nhân lên xe ô tô, phải đầu của bệnh nhân lên trước VÌ (b) Cần phải chú trọng đến an toàn tính mạng cho bệnh nhân trong lúc vận chuyển. Chọn câu đúng nhất:
A. (a) đúng, (b) đúng; (a), (b) có liên quan nhân quả
B. (a) đúng, (b) đúng; (a), (b) không có liên quan nhâ
C. (a) đúng, (b) sai
D. (a) sai, (b) đúng
Câu 24: Nguyên tắc của ép tim ngoài lồng ngực: 1. Ép tim ngoài lồng ngực là một thủ thuật dùng áp lực mạnh, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới xương ức. 2. Tim được ép giữa xương ức ở phía trước và xương sống nằm ở phía sau 3. Kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập. 4. Ép tim thường có hiệu quả sau mười phút
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
Câu 25: Trong rửa tay ngoại khoa, câu nào sau đây SAI:
A. Rửa tay ngoại khoa nhằm tránh nhiễm khuẩn vết mổ
B. Người điều dưỡng phải rửa từ đỉnh ngón tay đến khuỷu tay bằng dung dịch sát khuẩn ngoại khoa
C. Thời gian rửa tay tối thiểu cho mỗi lần là 5 phút
D. Phải cởi hết các đồ nữ trang trước khi rửa tay
Câu 26: Chọn câu đúng: 1. Khử khuẩn là quá trình loại bỏ nhiều hoặc tất cả các vi khuẩn gây bệnh trừ nha bào. 2. Những dụng cụ được xếp vào mức độ nguy cơ nhiễm khuẩn cao khi xử lý yêu cầu phải diệt được bào tử vi khuẩn. 3. Nước muối sinh lý rất thích hợp dùng để cọ rửa dụng cụ bằng tay vì có thể đào thải hầu hết các chất hữu cơ. 4. Khi cọ rửa dụng cụ, giai đoạn rửa sau cùng bằng nước cứng là tối cần thiết vì tránh lắng đọng muối trên dụng cụ.
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
Câu 27: Mục đích của cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp 1. Ðể ngăn chặn sự thiếu Oxy não. 2. Ðể duy trì sự thông khí và tuần hoàn 1 cách đầy đủ. 3. Hồi sức tim phổi là một điều trị cấu cứu trong bất cứ một tình huống nào khi mà não không nhận đủ oxy 4. Bệnh nhân nên bắt đầu được hô hấp nhân tạo bởi hai thổi khí chậm, mỗi cái đạt hiệu quả làm lồng ngực căng lên
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
Câu 28: (A) Khi tiếp nhận bệnh nhân vào viện, mỗi bệnh án kèm theo một bảng theo dõi. VÌ VẬY (B) Người nhận bệnh phải ghi đầy đủ các phần: bệnh viện, khoa, phòng, giường, họ tên bênh nhân, tuổi, giới, chẩn đoán:
A. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả
B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng
Câu 30: Vị trí ép tim ngoài lồng ngực:
A. 1/3 trên xương ức
B. 1/3 dưới xương ức
C. 1/3 giữa xương ức
D. Bên trái lồng ngực
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản có đáp án Xem thêm...
- 118 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận