Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 28

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 28

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 107 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 28. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Mái dốc cho thành hố đào tạm thời nên lựa chọn theo các chỉ tiêu thế nào?

A. Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, cần tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật

B. Các chỉ tiêu này lấy theo TCVN 4447:2012 Công tác đất – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

C. Tùy loại đất mà quyết định mái dốc cho thành hố đào

D. Kỹ sư tư vấn giám sát quyết định tại chỗ

Câu 2: Những quy định khi sử dụng máy đào một gầu đào móng có cho phép để lại lớp bảo vệ không?

A. Khi sử dụng máy đào một gầu để đào móng, để tránh phá hoại cấu trúc địa chất đặt móng, cho phép để lớp bảo vệ

B. Bề dày lớp bảo vệ đáy móng (cm) tùy thuộc dùng máy đào có dung tích gầu (m³) lớn hay bé mà quyết định theo tiêu chuẩn

C. Thợ khéo tay, đào không cần lớp bảo vệ

D. Nếu dưới nền không có cọc thì không cần để lớp bảo vệ

Câu 3: Trước khi thi công móng cọc cần tiến hành đến những công tác gì?

A. Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành.

B. Nhà thầu căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu của Chủ đầu tư và điều kiện môi trường cụ thể để lập biện pháp thi công cọc.

C. Bản vẽ thiết kế biện pháp thi công phải được chủ đầu tư phê duyệt.

D. Khi biện pháp hạ cọc phức tạp, nhà thầu có thể tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi để giải trình và bổ sung cho biện pháp thi công.

Câu 4: Hạ mức nước ngầm trong hố móng theo các phương án thế nào?

A. Mô tả các số liệu gốc về những vị trí thích hợp để thu nước ngầm và hút ra

B. Đặc điểm của các công trình đã và đang xây trên khu vực xây dựng

C. Cơ sở của các biện pháp chấp nhận dùng để hạ mực nước là giải pháp chung của hệ thống hạ mức nước

D. Bố trí các lỗ khoan quan trắc và các ống đo áp, cũng như các chỉ dẫn về quan trắc hạ thấp mực nước ngầm phải tuân theo quy định nghiêm ngặt

Câu 5: Giám sát và kiểm soát chất lượng khi đầm nén đất phải làm như thế nào?

A. Kiểm soát độ chặt của đất đã đầm nén

B. Đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất khi thi công

C. Ước tính độ ẩm tốt nhất với đất dính:10%

D. Ước tính độ ẩm tốt nhất với đất không dính là:20%

Câu 6: Giám sát và kiểm soát chất lượng ép cọc theo phương án nào?

A. Kiểm tra việc chọn thiết bị ép, công suất thiết bị lớn hơn 1,4 lần lực ép thiết kế quy định

B. Lựa chọn đối trọng phù hợp. Đối trọng phải lớn hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất

C. Gia tải 10 ~ 15% tải trọng thiết kế để thử ổn định của hệ thiết bị ép

D. Phải theo tất cả các phương án nêu trên

Câu 7: Giám sát và kiểm soát chất lượng thí nghiệm cọc để nghiệm thu có phương án thêm nào dưới đây?

A. Phải bám sát các khâu thi công nền móng, không được bỏ sót công đoạn nào

B. Quá trình theo dõi thí nghiệm, cần luôn luôn đối chiều với các thông số ở báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình

C. Nếu nghi ngờ về kết quả thì yêu cầu nhà thầu thi công kiểm tra dưới sự chứng kiến của tư vấn giám sát

D. Nếu có nghi ngờ về dữ liệu địa chất hay thủy văn, có thể yêu cầu một đơn vị thẩm định xác định dữ liệu

Câu 8: Những tiêu chuẩn nào dưới đây không dùng cho thi công cọc nhồi và tường vây?

A. TCVN 9395 : 2012 Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

B. TCVN 4447 : 2012 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu

C. TCVN 10304 : 2014 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế

D. TCVN 9340 : 2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

Câu 9: Giám sát và kiểm tra chất lượng thi công tạo lỗ cho cọc nhồi yêu cầu ra sao?

A. Chọn cự ly khi khoan gần cọc mới đổ xong bê tông

B. Kiểm tra việc lựa chọn thiết bị khoan tạo lỗ

C. Kiểm tra quyết định đặt ống chống tạm

D. Phải chú ý kiểm soát cao độ dung dịch khoan

Câu 10: Kiểm soát chất lượng khi thi công bê tông cọc khoan nhồi?

A. Phải kiểm tra chất lượng bê tông phù hợp với chỉ dẫn thiết kế

B. Thi công đổ bê tông không gián đoạn trong thời gian

C. Kiểm soát mực đầy của bê tông khi đổ bê tông

D. Tất cả các yêu cầu trên

Câu 11: Kết quả thí nghiệm cường độ của mẫu lập phương và mẫu hình trụ có khác nhau không?

A. Mẫu hình trụ cho trị số đọc kết quả như mẫu lập phương

B. Mẫu lập phương cho kết quả lớn so với mẫu hình trụ

C. Lấy kết quả của mẫu hình trụ phù hợp với quy định

D. Tiêu chuẩn hiện hành chọn kết quả của mẫu hình trụ hoặc lập phương đều phù hợp

Câu 12: Khâu chuẩn bị cho công tác hoàn thiện hạng mục công việc gồm những việc gì?

A. Phải thi công xong các việc làm trước khi hoàn thiện như điện, nước

B. Có biên bản nghiệm thu cho các việc đã làm xong

C. Phải khắc phục các sai sót các lớp nằm dưới lớp hoàn thiện

D. Biên bản nghiệm thu trước đó có nội dung đủ điều kiện cho phép thi công hoàn thiện

Câu 13: Cần chuẩn bị cho khâu lắp đặt thiết bị công trình thế nào?

A. Mọi việc phần xây phải đủ điều kiện để lắp đặt thiết bị

B. Phải lập biên bản bàn giao giữa bên xây và bên lắp

C. Không được lắp hai loại thiết bị khác nhau trong một buồng, một phạm vi công tác

D. Phải có phối hợp trong quy trình lắp đặt thiết bị

Câu 14: Khi chiều sâu đặt móng thay đổi, việc đào đất trong các hố móng phải làm từng cấp. Tỷ số giữa chiều cao và chiều dài của mỗi bậc không được nhỏ hơn giá trị sau:

A. 1:2 ở các đất dính và 1:3 ở các đất không dính

B. 2:3 ở các đất dính và 1:2 ở các đất không dính

C. 1:1 ở các đất dính và 2:3 ở các đất không dính

D. 1:1 ở các đất dính và 1:2 ở các đất không dính

Câu 15: Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi gần cọc mới đổ bê tông xong, cần đảm bảo yêu cầu sau:

A. Tiến hành cách quãng một lỗ khi khoảng cách mép các lỗ < 1.5m và khoan trong đất no nước

B. Tiến hành khoan sau 12 giờ khi khoan lỗ giữa hai cọc đã đổ bê tông từ khi kết thúc đổ bê tông

C. Tiến hành cách quãng một lỗ khi khoảng cách mép các lỗ < 1.0m và khoan trong đất no nước

D. Tiến hành khoan sau 6 giờ khi khoan lỗ giữa hai cọc đã đổ bê tông từ khi kết thúc đổ bê tông

Câu 16: Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ chân ống chống tạm phải đảm bảo:

A. Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công

B. Áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công

C. Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền

D. Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền

Câu 17: Sai số cho phép để kiểm tra nghiệm thu công tác chế tạo lồng cốt thép cọc khoan nhồi như sau:

A. Sai số độ dài lồng thép là ±50mm.

B. Sai số đường kính lồng thép là ±10mm.

C. Sai số khoảng cách giữa các cốt chủ là ±10mm.

D. Các câu trên đều đúng.

Câu 18: Yêu cầu về bố trí mạch ngừng thi công khi đổ bê tông đáy bể chứa như sau:

A. Tại vị trí bất kỳ đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.

B. Song song với cạnh ngắn đáy bể đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.

C. Không được để mạch ngừng thi công đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.

D. Không được để mạch ngừng thi công đối với mọi loại đáy bể chứa.

Câu 19: Trước khi xây khối xây vòm, phải kiểm tra chia gạch xây trước lên ván khuôn theo nguyên tắc sau:

A. Chia từ đỉnh xuống chân, và điều chỉnh cho chẵn viên gạch.

B. Chia từ đỉnh xuống chân, có thể cắt gạch để đảm bảo kích thước khối xây.

C. Xây theo thứ tự từ trái qua phải hoặc ngược lại, không cần phải chia trước.

D. Xây theo thứ tự bất kỳ thuận lợi nhất, tùy kích thước vòm.

Câu 20: Việc tháo dỡ ván khuôn khối xây vòm phải thực hiện theo trình tự sau:

A. Khối xây vòm đã đủ cường độ và thời gian theo quy định thì tháo dỡ hẳn ván khuôn.

B. Tháo nêm hạ toàn bộ ván khuôn xuống 0.1m - 0.15m theo trình tự đối xứng trên toàn vòm, kiểm tra an toàn mới tháo dỡ hẳn.

C. Khối xây vòm đạt 70% cường độ thiết kế thì tháo dỡ hẳn ván khuôn.

D. Tháo dỡ hẳn ván khuôn theo trình tự đối xứng trên toàn bộ vòm.

Câu 21: Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá trong vùng động đất, phải kiểm tra thêm:

A. Các đai kháng chấn theo từng tầng

B. Việc liên kết các tường mỏng và vách mỏng với các tường chịu lực, với khung và với các sàn

C. Việc gia cường các tường gạch bằng các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép và đổ tại chỗ

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 22: Khi kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi nhà cao tầng bằng công tác thử tĩnh, cọc thí nghiệm phải được dừng thí nghiệm khi xảy ra một trong các hiện tượng sau:

A. Số đọc cơ sở ban đầu không chính xác

B. Độ lún lớn nhất của cọc tại cấp tải trọng 2.0 lần tải thiết kế sau 24 giờ bằng 2% đường kính cọc

C. Độ lún lớn nhất của cọc tại cấp tải trọng 2.5 lần tải thiết kế sau 24 giờ bằng 2% đường kính cọc

D. Độ lún dư bằng 5mm

Câu 23: Khi kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi nhà cao tầng bằng công tác thử tĩnh, cọc thí nghiệm được coi là bị phá hoại khi xảy ra một trong các hiện tượng sau:

A. Kích đồng hồ đo biến dạng bị hư hỏng

B. Liên hết giữa hệ thống gia tải, cọc neo không đảm bảo

C. Độ lún dư bằng 10mm

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 24: Cốp pha dầm bê tông có khẩu độ 6m có độ vồng thi công là:

A. Không được thi công có độ vồng

B. 18mm

C. 9mm

D. 6mm

Câu 25: Mặt cắt ngang của tiết diện cột bê tông cốt thép tại vị trí một nửa chiều cao cột có 8 thanh thép tròn gân ø20 chịu lực. Việc nối buộc chồng cốt thép trong trường hợp nào sau đây được phép thực hiện:

A. Có 4 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.

B. Có 3 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.

C. Có 2 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 26: Các đoạn cọc có các khiếm khuyết sau sẽ không được nghiệm thu sử dụng:

A. Sai lệch chiều dài đoạn cọc là - 20mm

B. Có vết nứt rộng hơn 0.2mm

C. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10mm

D. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm là 10mm

Câu 27: Cọc bê tông cốt thép được thi công bằng búa đóng diesel, độ chối được xác định như sau:

A. Bằng trị trung bình của loạt 10 nhát sau cùng

B. Tiến hành đóng từng nhát để theo dõi độ chối cho mỗi nhát

C. Đo độ lún của cọc, tần số đập của búa và áp lực hơi cho từng phút

D. Độ lún của cọc ở nhát cuối cùng

Câu 28: Kiếm tra giám sát việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc được tiến hành như sau:

A. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt độ sâu ép cọc theo thiết kế

B. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép lớn nhất Pmax

C. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin

D. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin, sau đó ghi chép cho từng 20cm đến khi kết thúc

Câu 29: Kiểm tra, nghiệm thu dung dịch bentonite giữ thành hố khoan cọc khoan nhồi được thực hiện như sau:

A. Chỉ cần thực hiện cho mỗi lô trộn mới

B. Kiểm tra dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và độ pH phải được thực hiện cho từng cọc

C. Cao độ dung dịch phải bằng cao độ mực nước ngầm

D. Không kiểm tra chỉ tiêu tính năng của dung dịch nếu được tái sử dụng không quá 6 tháng

Câu 31: Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn được giữ đảm bảo sao cho:

A. Áp lực dung dịch khoan luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan

B. Áp lực dung dịch khoan luôn nhỏ hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan

C. Cao hơn mực nước ngầm ít nhất 0.5m

D. Cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1.0m

Câu 32: Kiểm tra chất lượng bê tông cọc khoan nhồi trước khi đổ theo yêu cầu sau:

A. Mỗi cọc lấy 3 tổ mẫu (3 mẫu/tổ) cho ba phần, đầu, giữa và mũi cọc

B. Lấy mẫu theo quy định cứ 20m3 bê tông/01 tổ mẫu, mỗi tổ 3 mẫu.

C. Có thể sử dụng các phương pháp siêu âm, tán xạ Gamma, phương pháp động biến dạng nhỏ...

D. Có thể sử dụng phương pháp khoan lấy lõi

Câu 34: Yêu cầu kiểm tra dung sai cho phép trên mặt láng không được vượt quá giá trị sau:

A. Dung sai cao độ: 2cm

B. Dung sai độ dốc: 0.5%

C. Dung sai khe hở với thước 3m: 3mm

D. Các câu trên đều sai

Câu 35: Khi kiểm tra giám sát công tác trát vữa tại những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, phải yêu cầu nhà thầu thực hiện như sau:

A. Gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch ghép, và trùm về hai bên từ 15cm đến 20cm

B. Sử dụng cát chế tạo vữa trát có hạt cốt liệu nhỏ hoặc bằng 1.25mm

C. Sử dụng xi măng Póoc-lăng có mác từ PC20 đến PC40 để chế tạo vữa

D. Trước khi trát phải phun cát, vẫy hoặc phu hồ xi măng

Câu 37: Khi kiểm tra công tác trát tường, nếu lớp trát dày phải trát thành nhiều lớp, giám sát phải yêu cầu thực hiện biện pháp thi công sau:

A. Trát liên tục lớp sau ngay sau khi trát xong lớp trước

B. Kẻ mặt trát thành các ô quả trám để tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo

C. Ngay sau khi trát lớp trước, phải phun nước làm ẩm trước khi trát tiếp

D. Mỗi lớp trát không được dày quá 12mm

Câu 38: Công tác bảo dưỡng mặt trát trong điều kiện nắng nóng và khô hanh phải thực hiện như sau:

A. Không cần bảo dưỡng

B. Che chắn tạo mát cho mặt trát

C. Sau khi trát 24 giờ nên tiến hành phun ẩm trên mặt trát

D. Ngay sau khi trát phải tiến hành tưới nước trên mặt trát

Câu 40: Tần suất kiểm tra độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá như sau:

A. Mỗi tầng kiểm tra một lần

B. Kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0.5m đến 0.6m

C. Mỗi 5 hàng gạch kiểm tra 1 lần

D. Kiểm tra một lần khi được mời nghiệm thu hoàn thành

Câu 41: Vữa xây tường và cột gạch phải có độ dẻo theo độ sụt của côn tiêu chuẩn như sau:

A. Từ 5cm đến 9cm

B. Từ 9cm đến 13cm

C. Từ 13cm đến 17cm

D. Chỉ cần quan tâm đến cường độ vữa đạt yêu cầu theo thiết kế

Câu 43: Khi kiểm tra bằng thước dài 1m, khe hở giữa thước và bề mặt ốp gạch men phải đảm bảo yêu cầu sau:

A. Không được lớn hơn 0.5mm

B. Không được lớn hơn 1.0mm

C. Không được lớn hơn 1.5mm

D. Không được lớn hơn 2.0mm

Câu 44: Cốp pha thành bên của dầm, cột, tường có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ:

A. 70% cường độ theo mác thiết kế

B. 50% cường độ theo mác thiết kế

C. 50 daN/cm2

D. Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, không cần quan tâm đến cường độ

Câu 45: Kiểm tra cốt thép sau khi cắt uốn phù hợp với hình dáng kích thước của thiết kế được thực hiện theo các phương án nào?

A. Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 5 thanh bất kỳ để kiểm tra

B. Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 3 thanh bất kỳ để kiểm tra

C. Chọn 5 thanh bất kỳ trong toàn bộ số lượng được mời nghiệm thu để kiểm tra

D. Không kiểm tra công việc này, chỉ nghiệm thu toàn bộ cốt thép cấu kiện trước khi đổ bê tông

Câu 46: Trường hợp nào sau đây bắt buộc phải tiến hành kiểm tra thí nghiệm xi măng tại hiện trường:

A. Chỉ thí nghiệm duy nhất một lần khi thiết kế thành phần cấp phối bê tông

B. Mỗi lần nghiệm thu vật tư xi măng chở đến cung cấp cho công trường

C. Lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất

D. Không cần thí nghiệm nếu nhà thầu đã cung cấp đầy đủ chứng chỉ xuất xứ và bộ hồ sơ hợp quy của xi măng

Câu 47: Công tác thiết kế thành phần bê tông thông qua phòng thí nghiệm:

A. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B10 trở lên

B. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B15 trở lên

C. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B20 trở lên

D. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B25 trở lên

Câu 49: Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là:

A. Đầm liên tục trong 5 phút.

B. Đầm liên tục trong thời gian do thiết kế quy định

C. Hỗn hợp bê tông ổn định không còn sụt xuống.

D. Vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.

Câu 50: Một công trình được xây dựng vào mùa khô tại TP.HCM, thời gian bảo dưỡng bê tông không được nhỏ hơn:

A. 5 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 60% cường độ thiết kế.

B. 6 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 70% cường độ thiết kế. 

C. 7 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 80% cường độ thiết kế.

D. Cho đến khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên