Câu hỏi: Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không được thực hiện?

57 Lượt xem
30/08/2021
3.4 9 Đánh giá

A. Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này

B. Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc

C. Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc

D. Có từ đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Các hành vi nào sau đây không bị nghiêm cấm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội?

A. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội

B. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội

C. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động

D. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Câu 2: Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

A. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, để hưởng bảo hiểm xã hội

C. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội

D. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 3: Tổ chức bảo hiểm xã hội không có các trách nhiệm sau đây?

A. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

B.  Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này

C. Không tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn

D. Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Câu 4: Trường hợp nào người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà không được hưởng lương hưu trong các trường hợp sau đây?

A. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

B. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi

C. Người lao động chết

D. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 5: Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như thế nào?

A. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi lăm ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi

B. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.

C. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi

D. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là mười ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Câu 6: Người sử dụng lao động hằng tháng không phải đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong trường hợp nào sau đây?

A. 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

B. 1% quỹ dự phòng tài chính

C. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản

D. 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 9
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Sinh viên