Câu hỏi: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
B. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
C. Với tư cách là thành viên Chính phủ
D. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Câu 1: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng về “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với cơ quan nào đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định”
A. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác
B. Quốc hội
C. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
D. Tất cả các phương án đều đúng
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Theo Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây không phải là hình thức kỷ luật đối với Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý?
A. Khiển trách; Cảnh cáo
B. Buộc thôi việc
C. Bãi nhiệm
D. Giáng chức; Cách chức
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
B. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
C. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
D. Với tư cách là thành viên Chính phủ
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Cán bộ, công chức sẽ không được áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật và bị xem xét xử lý kỷ luật vào bất cứ thời điểm nào nếu bị phát hiện là có một trong các hành vi vi phạm:
A. Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ
B. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp
C. Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ
D. Tất cả các phương án đều đúng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
B. Với tư cách là thành viên Chính phủ
C. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
D. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Theo Luật Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là?
A. Là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm
B. Là thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
C. Là thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là thời gian Cán bộ, Công chức chịu hình thức xử lý kỷ luật từ khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
D. Tất cả các phương án đều sai
30/08/2021 1 Lượt xem
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận