Câu hỏi:
Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có 1500 cặp nuclêôtit và tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{1}{4}\). Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về phân tử ADN trên?
(1) A = T = 600, G = X = 900. (2) Tổng số liên kết phôtphođieste có trong phân tử ADN là 2998.
(3) %A = %T = 10%, %G = %X = 40%. (4) Tổng số liên kết hiđrô nối giữa 2 mạch của phân tử ADN là 3900.
(5) Khối lượng trung bình của phân tử ADN là 450000 đvC.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 1: Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được F1 đồng loạt là chuột ngắn, quăn nhiều. Cho chuột F1 giao phối với chuột có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
37,5% chuột lông ngắn, quăn ít. 37,5% chuột lông dài, quăn ít
12,5% chuột lông dài, thắng. 6,25% chuột ngắn, thẳng. 6,25% chuột lông dài, quăn nhiều.
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường; ngoài các tính trạng đã nêu, trong loài không xét các tính trạng tương phản khác, thế hệ lai được sinh ra từ 16 kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái, không có sự tác động của hiện tượng tương tác át chế. Nhận định nào sau đây đúng cho trường hợp trên?
A. Các tính trạng được di truyền theo quy luật tương tác gen, bốn cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể và xảy ra liên kết hoàn toàn.
B. Bốn cặp gen quy định các tính trạng đều phân li độc lập.
C. Các tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và có xảy ra liên kết không hoàn toàn.
D. Hai cặp gen phân li độc lập do vậy tạo 16 tổ hợp giao tử
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng | Đặc điểm |
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. | (a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn. |
(2) Nuôi cấy mô thực vật. | (b) Được xem là Công nghệ tăng sinh ở động vật. |
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt. | (c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng |
(4) Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân ở động vật. | (d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất các cặp gen. |
(5) Dung hợp tế bào trần. | (e) Cơ thể lại mang bộ NST của hai loại bỏ mẹ. |
Tổ hợp ghép đúng là:
A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e.
B. ld, 2b, 3a, 4c, 5e.
C. ld, 2d, 3b, 4e, 5a.
D. le, 2a, 36, 4c, 5a.
05/11/2021 2 Lượt xem
05/11/2021 2 Lượt xem
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám, mắt đỏ. Cho giao phối tự do được F2 có tỉ lệ 500 cá thể cái thân xám, mắt đỏ : 200 cá thể đực thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân đen, mắt trắng : 50 cá thể đực thân xám, mắt trắng : 50 cá thể đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.
B. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái.
C. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.
D. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Quá trình dịch mã của sinh vật nhân sơ không có sự tham gia của ribôxôm.
B. Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã diễn ra ở trong nhân tế bào.
C. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở cả trong nhân và ngoài tế bào chất.
D. Ở gen phân mảnh, quá trình phiên mã chỉ diễn ra ở những đoạn mang mã hóa (êxôn).
05/11/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hùng An
- 1 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
10 người đang thi
- 979
- 40
- 40
-
42 người đang thi
- 776
- 22
- 40
-
49 người đang thi
- 693
- 5
- 40
-
38 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận