Câu hỏi:
Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.
B. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
D. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.
Câu 1: Cà độc dược có 2n = 24. Một thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Thể đột biến này là thể ba.
B. Thể đột biến này có thể được phát sinh do rối loạn nguyên phân.
C. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.
D. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.
05/11/2021 10 Lượt xem
Câu 2: Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ra khỏi lá vào mạch rây là:
A. C6H12O6
B. Tinh bột
C. Saccarôzơ
D. Saccarôzơ và tinh bột
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu 3: Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen A, B, D, E thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.
B. Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.
C. Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.
D. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở gen A thì không làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen.
05/11/2021 9 Lượt xem
Câu 4: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
B. Các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
D. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
05/11/2021 11 Lượt xem
Câu 5: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến | A | B | C | D |
Số lượng NST | 24 | 24 | 36 | 24 |
Hàm lượng ADN | 3,8 pg | 4,3 pg | 6pg | 4pg |
A. Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
B. Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.
D. Thể đột biến D có thể là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
05/11/2021 10 Lượt xem
Câu 6: Khi nói về NST, nhận định nào sau đây sai?
A. Sợi cơ bản có đường kính 11 nm.
B. Thành phần gồm ADN và rARN.
C. Có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
D. NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.
05/11/2021 9 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bình Phú
- 4 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận