Câu hỏi: Cho 250 ml dung dịch A có hòa tan hai muối MgSO4 và Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch xút dư, lọc lấy kết đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 8 gam chất rắn. Cũng 250 ml dung dịch trên nếu cho tác dụng với dung dịch amoniac dư, lọc lấy kết tủa, đem nung ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi thì thu được 23,3 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l mỗi muối trong dung dịch A là:
A. MgSO4 0,8M; Al2(SO4)3 0,8M
B. MgSO4 0,8M; Al2(SO4)3 1M
C. MgSO4 0,8M; Al2(SO4)3 0,6M
D. MgSO4 0,6M; Al2(SO4)3 0,8M
Câu 1: Nhúng một miếng giấy qùy đỏ vào một dung dịch, thấy miếng giấy quì không đổi màu. Như vậy dung dịch (hay chất lỏng) là:
A. Một axit hay dung dịch muối được tạo bởi bazơ yếu, axit mạnh (như NH4Cl)
B. Nước nguyên chất hay dung dịch trung tính (như dung dịch NaCl)
C. Một dung dịch có pH thấp
D. Không phải là một dung dịch có tính bazơ
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Hỗn hợp A dạng bột gồm hai kim loại nhôm và sắt. Đặt 19,3 gam hỗn hợp A trong ống sứ rồi đun nóng ống sứ một lúc, thu được hỗn hợp chất rắn B. Đem cân lại thấy khối lượng B hơn khối lượng A là 3,6 gam (do kim loại đã bị oxi của không khí oxi hóa tạo hỗn hợp các oxit kim loại). Đem hòa tan hết lượng chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, có 11,76 lít khí duy nhất SO2 (đktc) thoát ra. Khối lượng mỗi kim loại có trong 19,3 gam hỗn hợp A là:
A. 5,4 gam Al; 13,9gam Fe
B. 4,05 gam Al; 15,25 gam Fe
C. 8,1 gam Al; 11,2 gam Fe
D. 8,64 gam Al; 10,66 gam Fe
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam một oxit sắt FexOy, đun nóng, thu được 57,6 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe và các oxit. Cho hấp thụ khí thoát ra khỏi ống sứ vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 80 gam
B. 69,6 gam
C. 64 gam
D. 56 gam
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: 500 ml dung dịch hỗn hợp A gồm: HCl 0,2M – H2SO4 0,4M – HNO3 0,6M được trung hòa vừa đủ bởi dung dịch hỗn hợp B gồm: Ba(OH)2 0,6M – NaOH 2M. Thể tích dung dịch B cần dùng là:
A. 150 ml
B. 200 ml
C. 250 ml
D. 300 ml
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Người ta nhận thấy nơi các mối hàn kim loại dễ bị rỉ (gỉ, mau hư) hơn so với kim loại không hàn, nguyên nhân chính là:
A. Do kim loại làm mối hàn không chắc bằng kim loại được hàn
B. Do kim loại nơi mối hàn dễ bị ăn mòn hóa học hơn
C. Do nơi mối hàn thường là hai kim loại khác nhau nên có sự ăn mòn điện hóa học
D. Tất cả các nguyên nhân trên
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Cấu hình điện tử của một nguyên tố X như sau: 1s22s22p63s23p64s23d10. Chọn phát biểu đúng:
A. X là một kim loại, nó có tính khử
B. X ở chu kỳ 4, X thuộc phân nhóm phụ (cột B)
C. X ở ô thứ 30, chu kỳ 4, X thuộc phân nhóm chính (cột A), X là một phi kim
D. Cả A và B
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích - Phần 10
- 29 Lượt thi
- 60 Phút
- 40 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận