Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 23 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 23 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

  • 30/11/2021
  • 39 Câu hỏi
  • 351 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 23 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Tài liệu bao gồm 39 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 4: Biến dị. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Đột biến số lượng NST bao gồm

A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST

B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST

C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST

D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST

Câu 2:

Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở

A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào

B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào

C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính

D. Chỉ xảy ra ở NST thường

Câu 3:

Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy

A. Chỉ có NST giới tính

B. Chỉ có ở các NST thường

C. Cả ở NST thường và NST giới tính

D. Không tìm thấy thể dị bội ở người

Câu 5:

Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng

A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Câu 6:

Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào

A. Không còn chứa bất kì NST nào

B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường

C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính

D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó

Câu 8:

Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc

B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc

C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc

D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc

Câu 11:

Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là

A. 47 chiếc NST

B. 47 cặp NST

C. 45 chiếc NST

D. 45 cặp NST

Câu 18:

Cơ chế phát sinh các giao tử: n – 1, n + 1 là do

A. Một cặp NST tương đồng không được nhân đôi

B. Một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của nguyên phân

C. Một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân

D. Tất cả các cặp NST không phân li

Câu 19:

Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên:

A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng

B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng

C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng

D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng

Câu 22:

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến dị bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân

B. Đột biến dị bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính

C. Đột biến dị bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể

D. Đột biến dị bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li

Câu 23:

Thể dị bội gồm dạng nào ?

A. Dạng 2n – 2

B. Dạng 2n - 1

C. Dạng 2n + 1

D. Cả A, B và C

Câu 24:

Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

A. Thể 3 nhiễm trên NST thường

B.  Người bị bệnh Đao

C. Thể không nhiễm trên NST giới tính

D. Người bị bệnh ung thư máu

Câu 25:

Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội, dạng (2n – 1)?

A. Hội chứng Tơcnơ

B. Hội chứng Claiphentơ

C. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé

D. Hội chứng Đao

Câu 26:

Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này

A. Mắc hội chứng Claiphentơ

B. Mắc hội chứng Đao

C. Mắc hội chứng Tớcnơ

D. Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Câu 27:

Ở người sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST thứ 21 gây ra

A. Bệnh Đao

B. Bệnh Tơcnơ

C. Bệnh bạch tạng

D. Bệnh câm điếc bẩm sinh

Câu 29:

Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở

A. Chỉ có NST giới tính

B. Chỉ có ở các NST thường

C. Cả ở NST thường và NST giới tính

D. Không tìm thấy thể dị bội ở người

Câu 30:

Bệnh Đao là

A. Đột biến thể dị bội 2n - 1

B. Đột biến thể dị bội 2n + 1

C. Đột biến thể dị bội 2n - 2

D. Đột biến thể đa bội

Câu 31:

Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh Đao, số lượng nhiễm sắc thể ở cặp số 21 là bao nhiêu?

A. 4 nhiễm sắc thể

B. 1 nhiễm sắc thể

C. 2 nhiễm sắc thể

D. 3 nhiễm sắc thể

Câu 33:

Bệnh Đao có ở người là do trong tế bào sinh dưỡng

A. có 3 NST ở cặp số 12

B. có 1 cặp NST ở cặp số 12

C. có 3 NST ở cặp số 21

D. có 1 cặp NST ở cặp số 21

Câu 34:

Người bị bệnh đao thuộc dạng đột biến

A. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n – 1

B. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n+1

C. Gen – dạng mất 1 cặp nuclêôtit C

D. Gen – dạng thêm 1 cặp nuclêôtit

Câu 35:

Chọn câu đúng trong các câu sau

A. Bệnh nhân Tơcnơ chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính

B. Hội chứng Tơcnơ xuất hiện với tỉ lệ 1% ở nữ

C. Người mắc bệnh Đao có 3 NST ở cặp NST giới tính

D. Bệnh bạch tạng được chi phối bởi cặp gen dị hợp

Câu 36:

Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Tơcnơ có bao nhiêu nhiễm sắc thể X?

A. 1 nhiễm sắc thể

B. 2 nhiễm sắc thể

C. 3 nhiễm sắc thể

D. 4 nhiễm sắc thể

Câu 37:

Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường

B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường

C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường

D. Giao tử không chứạ nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 23 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 39 Câu hỏi
  • Học sinh