Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 4

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 4

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 166 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 4. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Phương pháp dạy học (PPDH) là gì?

A. PPDH là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong lớp học, nhằm đạt tới mục đích học tập.

B. PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.

C. PPDH là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích học tập.

D. PPDH là cách thức, là con đường hoạt động giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt tới mục đích dạy học.

Câu 2: Bình diện vĩ mô của phương pháp dạy học là:

A. Quan điểm về phương pháp dạy học.

B. Phương pháp dạy học cụ thể.

C. Kĩ thuật dạy học.

D. Phương pháp dạy học tích cực.

Câu 3: Bình diện trung gian của phương pháp dạy học là:

A. Quan điểm về phương pháp dạy học.

B. Phương pháp dạy học cụ thể.

C. Kĩ thuật dạy học.

D. Phương pháp dạy học tích cực.

Câu 4: Phương pháp dạy học (PPDH) tích cực là gì?

A. PPDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ những PPDH phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.

B. PPDH tích cực là PPDH lấy học sinh làm trung tâm, dạy học chú trọng rèn phương pháp tự học.

C. PPDH tích cực là phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, rèn kĩ năng đánh giá cho học sinh.

D. PPDH tích cực là PPDH hiện đại, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.

Câu 5: PPDH tích cực thuộc bình diện nào của PPDH?

A. PPDH tích cực là một phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học tích cực.

B. PPDH tích cực là một kĩ thuật dạy học cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học tích cực.

C. PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể mà bao gồm nhiều phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học tích cực.

D. PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể mà bao gồm nhiều phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học.

Câu 6: PPDH tích cực có mấy dấu hiệu đặc trưng?

A. 3 dấu hiệu

B. 4 dấu hiệu

C. 5 dấu hiệu

D. 6 dấu hiệu

Câu 7: Các dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực là:

A. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Dạy học cá nhân; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

B. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học cá thể phối hợp với học hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá cua trò; Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

C. Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hoạt động hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

D. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học cá thể phối hợp với học hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Câu 8: Một số PPDH tích cực ở tiểu học là:

A. Phương pháp (PP) đặt và giải quyết vấn đề; PP hợp tác theo nhóm nhỏ; PP trò chơi; kĩ thuật mảnh ghép.

B. Phương pháp (PP) đặt và giải quyết vấn đề; PP thảo luận nhóm nhỏ; PP sắm vai, kĩ thuật khăn trải bàn.

C. Phương pháp (PP) đặt và giải quyết vấn đề; PP hợp tác theo nhóm nhỏ; PP đóng vai; PP trò chơi; PP vấn đáp; kĩ thuật phòng tranh.

D. Phương pháp (PP) đặt và giải quyết vấn đề; PP hợp tác theo nhóm nhỏ; PP đóng vai; PP trò chơi; PP vấn đáp.

Câu 9: Phương pháp (PP) đặt và giải quyết vấn đề còn có các tên gọi:

A. PP nêu và giải quyết vấn đề; PP phát hiện và giải quyết vấn đề; PP giải quyết vấn đề…

B. PP nêu vấn đề; PP giải quyết khó khăn; PP đặt vấn đề...

C. PP nêu và giải quyết vấn đề; PP đặt vấn đề; PP cùng nhau giải quyết vấn đề…

D. PP giải quyết vấn đề; PP nêu vấn đề; PP tạo tình huống có vấn đề.

Câu 11: Các bước trong quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề là:

A. Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức. Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra.

B. Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức. Bước 2: Giải quyết vấn đề. Bước 3: Thực hiện kế hoạch. Bước 4: Kết luận.

C. Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức. Bước 2: Tạo tình huống có vấn đề. Bước 3: Thực hiện kế hoạch. Bước 4: Giải quyết vấn đề. Bước 5: Kết luận.

D. Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức. Bước 2: Giải quyết vấn đề. Bước 3: Kết luận.

Câu 12: Bước Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức trong quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề gồm các việc:

A. Tạo tình huống có vấn đề; Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

B. Tạo tình huống có vấn đề; Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh; Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

C. Tạo tình huống có vấn đề; Đề xuất các giả thuyết; Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

D. Tìm các tình huống có vấn đề; Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh; Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

Câu 13: Bước: Giải quyết vấn đề đặt ra trong quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề gồm các việc:

A. Đề xuất các giả thuyết; Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch.

B. Tạo tình huống có vấn đề; Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch.

C. Đề xuất các giả thuyết; Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch; Thảo luận kết quả đánh giá.

D. Tạo tình huống có vấn đề; Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch; Phát biểu kết luận.

Câu 14: Bước: Kết luận trong quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề gồm các việc:

A. Thực hiện kế hoạch; Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Phát biểu kết luận.

B. Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới.

C. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Đề xuất vấn đề mới.

D. Phát biểu vấn đề cần giải quyết; Thảo luận kết quả và đánh giá; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới.

Câu 15: Các tình huống có vấn đề trong phương pháp đặt và giải quyết vấn đề phải:

A. Quen thuộc với học sinh; HS hứng thú, yêu thích vấn đề; Phù hợp với học sinh. Học sinh phải tự phát hiện và giải quyết được vấn đề.

B. Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá của HS; đánh đố học sinh.

C. Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá của HS; Phù hợp với trình độ nhận thức của HS. HS có thể tự phát hiện và giải quyết được vấn đề.

D. Phải khó để kích thích hứng thú học tập của HS; Phù hợp với trình độ nhận thức của HS. HS có thể tự phát hiện và giải quyết được vấn đề.

Câu 16: Để thực hiện có hiệu quả phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thì vấn đề đặt ra phải được:

A. Phát biểu dưới dạng câu hỏi mở.

B. Phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề.

C. Phát biểu dưới dạng câu hỏi đóng.

D. Phát biểu dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn.

Câu 17: Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ còn được gọi là phương pháp:

A. Phương pháp thảo luận; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp hợp tác nhóm...

B. Phương pháp làm việc theo nhóm; Phương pháp trò chơi hợp tác...

C. Phương pháp làm việc theo nhóm; Phương pháp hợp tác nhóm...

D. Phương pháp làm việc cá nhân; Phương pháp thảo hợp tác thảo luận...

Câu 18: Bản chất của phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ là:

A. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo những nhóm lớn để học sinh cùng thực hiện giải quyết một tình huống có vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình làm việc, có sự hợp tác theo nhóm để cùng chia sẻ kinh nghiệm.

B. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo những nhóm nhỏ để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình làm việc, có sự kết hợp giữa làm việc cá nhân với làm việc theo cặp, theo nhóm để cùng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

C. Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân để cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định phù hợp với nhận thức của các em. Trong quá trình làm việc, có sự kết hợp giữa làm việc cá nhân với làm việc theo cặp, theo nhóm để cùng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 6 để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình làm việc học sinh hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Câu 19: Các yếu tố của hợp tác nhóm là:

A. Học sinh phải phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; Thể hiện trách nhiệm cá nhân; Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm thực hiện một phần công việc; Rèn luyện các kĩ năng xã hội.

B. Có sự phụ thuộc lẫn nhau một ; Thể hiện trách nhiệm cá nhân; Khuyến kích sự tương tác; Rèn kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng ra quyết định.

C. Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; Thể hiện trách nhiệm cá nhân; Khuyến khích sự tương tác; Rèn luyện các kĩ năng xã hội; Rèn kĩ năng đánh giá.

D. Thể hiện trách nhiệm tập thể; Khuyến kích sự tương tác; Rèn luyện các kĩ năng xã hội; Rèn kĩ năng đánh giá; Rèn kĩ năng làm việc tích cực.

Câu 20: Trong phương pháp hợp tác nhóm học sinh được rèn các kĩ năng:

A. Kĩ năng xã hội; Kĩ năng đánh giá.

B. Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng đánh giá.

C. Kĩ năng đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định.

D. Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng đánh giá.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - [YEAR]

Chủ đề: Bộ câu hỏi Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - [YEAR] Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Người đi làm