Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án - Phần 27

Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án - Phần 27

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 272 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án - Phần 27. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta? 

A. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị. 

B. Tính dân chủ. 

C. Tính pháp quyền. 

D. Tính liên tục. 

Câu 2: Trong những nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây, nhiệm vụ và quyền hạn nào không  thuộc về Thủ tướng Chính phủ?

A. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp. 

B. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp Chính phủ. 

C. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội. 

D. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân Tối cao. 

Câu 4: Nội dung nào không phải là đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta? 

A. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng. 

B. Tính pháp quyền. 

C. Tính nhân dân. 

D. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị. 

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội trong chính sách xã hội ở nước ta?

A. Phân tích thực trạng của cơ cấu xã hội, các vấn đề xã hội để xác định nội dung các loại chính sách xã hội. 

B. Xây dựng một xã hội dân sự nhà nước pháp quyền với chế độ dân chủ, kinh tế văn hóa phát triển, kiên quyết xóa bỏ sự độc quyền, đặc quyền đặc lợi. 

C. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. 

D. Xóa bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đốivới nhà nước và xã hội. 

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của áp dụng pháp luật ở nước ta?

A. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức – quyền lực nhà nước. 

B. Áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ. 

C. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội. 

D. Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan thuộc quyền tư pháp. 

Câu 7: Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam có: 

A. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, thực hiện chức năng cầm quyền trong hệ thống chính trị. 

B. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là lực lượng lãnh đạo của hệ thống chính trị. 

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là lực lượng lãnh đạo của hệ thống chính trị. 

D. Quốc hội của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hạt nhân của hệ thống chính trị.

Câu 8: Chức năng nào dưới đây là chức năng của Quốc hội?

A. Tổ chức thực hiện thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 

B. Chức năng đối nội, đối ngoại. 

C. Chức năng lập hiến, lập pháp. 

D. Tổ chức các kỳ họp Quốc hội. 

Câu 9: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Thường trực Hội đồng nhân dân? 

A. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. 

B. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân. 

C. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương. 

D. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. 

Câu 10: Quy trình chung của việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước có trình tự sau đây: 

A. Xin ý kiến chỉ đạo của Đảng. 

B. Lấy đủ số ý kiến các cá nhân và các cơ quan có liên quan. 

C. Trình kế hoạch tài chính cho hoạt động này. 

D. Gửi và lưu giữ văn bản. 

Câu 11: Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là:

A. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân. 

B. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân. 

C. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp. 

D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Câu 12: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ra văn bản nào dưới đây? 

A. Quyết định, Thông tư. 

B. Quyết định. 

C. Thông tư 

D. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư. 

Câu 13: Một trong những chức năng của pháp luật là: 

A. Chức năng kiểm tra công tác của các cơ quan, tổ chức. 

B. Chức năng đánh giá hoạt động kinh doanh. 

C. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội. 

D. Chức năng định hướng các chủ trương, biện pháp lớn.

Câu 14: Địa vị pháp lý hiện hành của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là: 

A. Cơ quan hành chính thay mặt nước CHXHCN Việt Nam trong đối ngoại. 

B. Cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

C. Cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. 

D. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực cao nhất.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta? 

A. Quan điểm gắn lý luận với thực tiễn. 

B. Quan điểm lịch sử. 

C. Quan điểm phát triển. 

D. Quan điểm Đảng lãnh đạo. 

Câu 16: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 

A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội. 

B. Ban hành các Quyết định, Chỉ thị và Thông tư. 

C. Bãi bỏ những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. 

D. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ. 

Câu 17: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành các văn bản nào dưới đây?

A. Quyết định, Chỉ thị. 

B. Lệnh, Quyết định. 

C. Lệnh, Quyết định, Chỉ thị 

D. Quyết định, Thông báo.

Câu 18: Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, thành phố là:

A. Hướng dẫn và chỉ đạo UBND cấp tỉnh, thành phố về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý. 

B. Phê duyệt biên chế hành chính nhà nước của cấp tình trong lĩnh vực mình quản lý. 

C. Bổ nhiệm Giám đốc sở quản lý ngành, lĩnh vực thuộc Bộ. 

D. Phê bình Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố khi có khuyết điểm trong quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực thuộc Bộ quản lý. 

Câu 19: Nội dung nào dưới đây là nội dung cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010?

A. Cải cách nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 

B. Cải cách thể chế. 

C. Cải cách tiền lương cán bộ, công chức. 

D. Cải cách hệ thống giáo dục. 

Câu 20: Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là: 

A. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân. 

B. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân. 

C. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp. 

D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Câu 21: Uỷ ban nhân dân (UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 

A. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. 

B. Tổ chức, chỉ đạo công tác xét xử ở địa phương. 

C. Soạn thảo Hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc tế. 

D. Quyết định những chủ trương, biện pháp để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt.

Câu 22: Một trong những yếu tố tạo nên hiệu lực quản lý hành chính nhà nước là:

A. Mọi người sống hạnh phúc, hòa thuận. 

B. Sự giàu có của xã hội. 

C. Sự thực hiện đúng và kịp thời các quyết định quản lý hợp pháp. 

D. Sự nhất trí cao của toàn xã hội đối với đường lối, chủ trương của Đảng.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước?

A. Văn bản phải có tính khoa học. 

B. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng. 

C. Văn bản phải được tuyên truyền, phổ biến

D. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm.

Câu 24: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản nào dưới đây?

A. Ban hành Nghị quyết và Quyết định. 

B. Ban hành Quyết định. 

C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị. 

D. Ban hành Thông tư.

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính Nhà nước.

A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. 

B. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng Công báo. 

C. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 

D. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyếtđịnh của văn bản được ban hành sau

Câu 26: Là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:

A. Nghị quyết, Thông báo. 

B. Nghị quyết, quyết định. 

C. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư. 

D. Quyết định, chỉ thị.

Câu 27: Công việc do Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là: 

A. Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội. 

B. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương. 

C. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và Pháp luật. 

D. Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Câu 28: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện là:

A. Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. 

B. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp. 

C. Quyết định về tổ chức và biên chế của các cơ quan chính quyền địa phương. 

D. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương. 

Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phải là một loại quyết định quản lý hành chính nhà  nước?

A. Quyết định quy phạm. 

B. Quyết định hành chính cá biệt. 

C. Quyết định trả hồ sơ của Toà án dân sự. 

D. Quyết định chung (quyết định chính sách). 

Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý công sản trong quản lý công sản ở nước ta? 

A. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo.

B. Nguyên tắc tập trung thống nhất. 

C. Nguyên tắc theo kế hoạch. 

D. Nguyên tắc tiết kiệm.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm